CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN CHO NHỮNG NHÂN VIÊN ĐANG GẶP CÁC BỆNH MÃN TÍNH
Zlatka Russinova, Ph.D. và phó giáo sư nghiên cứu tại Khoa Trị liệu bệnh nghề nghiệp tại Đại học Boston khuyên bạn nên chú ý đến các yếu điểm của mình. Người ta thường gặp phải những khó khăn tại nơi làm việc khi đối phó với bệnh mãn tính, vì vậy việc giải quyết chúng và thay đổi cách làm việc sẽ có ích cho bạn.
Những căn bệnh mãn tính ngày nay phổ biến hơn nhiều những gì chúng ta nghĩ, nhưng nhiều người lại ngại khi nói về bệnh tật của họ với người khác- đặc biệt là ở nơi làm việc. Vì thế, bạn có thể không chia sẻ chi tiết về bệnh hoặc các rối loạn mà bạn đang gặp phải với sếp, nhưng điều này có thể gây hại cho sự nghiệp lẫn hạnh phúc của bạn.
Sức khỏe nên là thứ mà bạn đặt lên hàng đầu, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải xử lý những tình huống này một cách tinh tế khi nói chuyện này với đồng nghiệp hoặc là sếp. Bạn vẫn có thể duy trì hiệu suất làm việc cao nếu bạn học cách kiểm soát các triệu chứng của mình và lắng nghe cơ thể của bạn. Các chuyên gia và bệnh nhân bị bệnh mãn tính đã chia sẻ các mẹo về cách giúp bạn thực hiện điều đó.
Hãy thành thật với chính mình
Bệnh của bạn là 1 sự thật mà bạn cần phải chấp nhận, và bạn không nên phủ nhận nó chỉ vì bạn đang làm việc. Nếu bạn đang cảm nhận được các triệu chứng, hãy chấp nhận và chăm sóc tốt cho bản thân mình, thay vì làm việc cho đến khi bạn gục ngã.
Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàng, tìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
Bạn cần phải thành thật với chính mình, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều người sợ mất việc, không biết thực trạng bệnh hoặc không biết làm thế nào, theo Kelli Collins, phó chủ tịch hội bệnh nhân tại Tổ chức Thận Quốc gia. Nếu bạn cứ tự ép mình và làm hại sức khỏe của mình thì sẽ chỉ làm tổn thương bạn trong thời gian dài. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi khi cần thiết.
Ví dụ, Jean H. Paldan, người sáng lập và giám đốc điều hành của Rare Form New Media, được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cách đây hai năm. Lúc đầu, điều này có tác động tiêu cực đến việc kinh doanh của cô bởi vì cô không thể dành nhiều thời gian và sức lực để làm nhiều việc như trước đây. Paldan đã học cách chấp nhận căn bệnh đó và đã ưu tiên sức khỏe của mình hơn là việc kinh doanh.
Xem Thêm: Top 8 mẹo để trúng tuyền phỏng vấn xin việc
“Tôi làm việc ở nhà nhiều hơn, và những nhân viên còn lại sẽ có trách nhiệm tham dự các cuộc họp,” cô nói. “Đó không phải là điều tôi muốn, nhưng đó là cách duy nhất để tôi có thể tiếp tục làm việc hết mức có thể cho đến khi sức khỏe của tôi tốt hơn.”
Zlatka Russinova, Ph.D. và phó giáo sư nghiên cứu tại Khoa Trị liệu bệnh nghề nghiệp tại Đại học Boston khuyên bạn nên chú ý đến các yếu điểm của mình. Người ta thường gặp phải những khó khăn tại nơi làm việc khi đối phó với bệnh mãn tính, vì vậy việc giải quyết chúng và thay đổi cách làm việc sẽ có ích cho bạn.
Tìm sự cân bằng giữa công việc và sức khỏe
Nhiều người coi trọng công việc hơn là sức khỏe của họ, nhưng bạn thậm chí đừng coi đó là 1 sự lựa chọn của mình. Bạn mắc bệnh không có nghĩa là bạn không thể phát triển trong sự nghiệp, nhưng bạn cần phải chăm sóc bản thân để có thể làm được điều đó.
“Chúng tôi đã thấy những người đã quá mệt mỏi về thể chất lẫn tinh tinh thần đến độ không thể làm việc được nữa nhưng họ sợ khi phải nói với sếp chuyện đó”, Collins nói. “Mặc khác, có những người chỉ cố gắng và không muốn để xảy ra sơ sót và sau đó kiệt sức vì công việc quá nhiều.”
Ép bản thân quá đáng có thể dẫn đến sụt giảm chất lượng công việc và các rủi ro về sức khỏe, điều đó không giúp bạn chứng tỏ bản thân hay là ghi điểm trong mắt sếp. Bạn có lý do chính đáng để bạn làm chậm lại – đừng bỏ qua các dấu hiệu về sức khỏe. Tìm một cách tốt hơn để hoàn thành công việc mà không làm cơ thể hay tâm trí của bạn kệt sức.
Hãy tinh tế khi tiết lộ bệnh tình của mình
Bạn không cần phải nói cho ai biết về tình trạng của bạn trừ khi bạn muốn vậy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, bạn có thể muốn tiết lộ thông tin cho sếp của bạn, đặc biệt là nếu bệnh đó có thể làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.
“Một trong những khó khăn mà nhân viên phải đối mặt ngay từ đầu là cách làm thế nào để nói với sếp chuyện đó”, Thomas O’Brien, luật sư của The Law Firm of O’Brien & Feiler, nói. “Một số nhân viên có thể sợ bị sa thải (đặc biệt là ở các quốc gia đang dư nhân lực). Vì vậy, bạn nên cân nhắc xem có cần thiết phải nói ngay cho sếp hay nên đợi 1 thời gian sẽ thích hợp hơn”.
O’Brien khuyên bạn nên nói bệnh tình cho sếp trước, rồi sau đó nói với phòng nhân sự để tránh cho sếp bị bất ngờ hoặc trường hợp thông tin sẽ bị sai lệch. Bạn là người quyết định mình sẽ nói chuyện đó cho ai nghe. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện đó với 1 đồng nghiệp mà bạn tin tưởng.
“Nó phụ thuộc vào môi trường làm việc của bạn và mức độ thân thiết của bạn với mọi người”, Collins nói. Đây là những người bạn có thể cảm thấy thân thuộc như gia đình. Nếu đó là những người bạn phải hợp tác làm việc thường xuyên, bạn nên nói ra để họ có thể hỗ trợ bạn và làm quen với sự thay đổi thói quen làm việc của bạn. “
Tuy nhiên, bạn sẽ muốn thận trọng về những gì bạn tiết lộ, tiết lộ nhiều hay ít, và người mà bạn chọn để nói – đặc biệt là khi bạn đang nói về tình trạng sức khỏe của mình. “Vẫn còn đó sự kì thị và phân biệt đối xử”, theo Russinova. “Mặc dù bây giờ chúng ta đã cố gắng giảm thiểu tình trạng đó, nhưng nó vẫn xảy ra.”
Không có đúng hoặc sai ở đây – đây là một sự lựa chọn cần được cân nhắc về các hiệu ứng có thể xảy ra. Có người cởi mở có người không, không sao cả. Tập trung vào những gì tốt nhất cho bạn.
Chuẩn bị
Nếu bạn nghĩ là bệnh của mình sẽ ảnh hưởng đến công việc và lịch làm việc, hãy nói trước với sếp.
“Sếp sẽ muốn biết càng sớm càng tốt để họ có thể có hướng giải quyết chuyện đó”, Collins nói. Từ đó, người quản lý của bạn có thể hiểu được những giới hạn của bạn và làm quen với chuyện đó.
Russinova nói thêm rằng bạn nên chuẩn bị cho những ngày mà bạn sẽ không thể làm việc, thay vì đợi đến phút cuối cùng và sau đó thông báo cho sếp. Bạn cũng nên chuẩn bị một kế hoạch mà bạn và sếp có thể hợp tác nếu bạn phải nghỉ phép đột ngột để đi khám bệnh.
O’Brien nói thêm: “Nếu một nhân viên nghĩ rằng mình cần phải đi bác sĩ thường xuyên, thì bạn cần phải bàn lại thời gian nghỉ với sếp.” Nếu bệnh diễn biến không ổn định, thì bạn cần phải thảo luận về sự bất thường của nó, nhưng bạn cũng không cần thiết phải nói về những chuyện nhạy cảm đó trừ khi bạn thực sự muốn vậy. “
Hiểu rõ quyền lợi của mình
Là một nhân viên bị bệnh mãn tính, bạn có quyền yêu cầu được hưởng ưu tiên khi cần thiết, như sự linh hoạt, quan tâm nhiều hơn hoặc hướng dẫn bổ sung về nhiệm vụ và quan trọng nhất là sự hỗ trợ từ công ty của bạn. Biết quyền lợi của bạn và đừng ngại thực hiện nó.
Nói chung, hãy tự tìm hiểu. Bạn bị bệnh không có nghĩa là quyền lợi của bạn sẽ bị hạn chế, và không ai có quyền chèn ép bạn.
Leave a Reply