Những kiểu hành xử rất dễ gây ức chế trong văn phòng

Những hành vi trên tuy nhỏ nhặt nhưng trong mắt những đồng nghiệp nghiêm túc hoặc cấp trên, đây lại là tiêu chí quan trọng để đánh giá một nhân viên. Do đó, hãy cố gắng tránh ngay các lỗi cơ bản này hoặc tìm cách sửa đổi nếu như bạn chính là nhân tố gây ra một trong các kiểu ứng xử ức chế trên nhé.

Dù bạn có trải qua trăm nghìn nơi làm việc, thì ít nhất bạn cũng sẽ gặp phải một trong những kiểu hành xử khó chịu dưới đây tại chốn văn phòng.

1. “Em ơi giúp chị…”

Bạn có từng gặp nhân vật đồng nghiệp vô cùng quen thuộc như thế này không? “Em ơi giúp chị” chính là câu nói cửa miệng của họ, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như rót nước, café, photo, đánh máy tài liệu cho đến cả chuyện nhờ làm giúp báo cáo, bảng kế hoạch. Việc giúp đỡ các đồng nghiệp trong văn phòng là chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, bạn sẽ vô cùng ức chế khi đụng độ phải một nhân vật thích “vin” vào phương châm này để nhờ vả hoặc sai vặt các đồng nghiệp, cấp dưới của mình.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

2. “Biết gì chưa?”

 

Có một kiểu đồng nghiệp lạ mà quen như thế, hít drama để sống qua ngày. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bỗng một ngày, mình trở thành nhân vật trung tâm trong các câu chuyện “trà dư tửu hậu” của các “bà tám” đâu. Không chỉ vậy, hãy thử tưởng tượng khi bạn đang tập trung hết sức để xử lí xong công việc, xung quanh bạn là hàng tá “tổng đài 108” liên tục xôn xao, xì xào bàn tán về một chủ đề nào đó. Bạn nhất định sẽ phải phát điên tức thì!

Xem Thêm:  Top 6 điều bạn sẽ học đượng khi mà làm việc với sếp tồi

3. “Hi hi hi. Ha ha ha”

Một kiểu hành xử gây ức chế khác đó là ăn to nói lớn. Một số nhân viên thường quên mất rằng văn phòng là chốn công cộng. Mọi người cùng nhau chia sẻ một không gian chung nên cần chú ý giữ gìn ý tứ và tôn trọng tập thể. Tuy vậy, sẽ thật tệ nếu như mỗi ngày đi làm, bạn phải chứng kiến nhiều thành phần liên tục í ới gọi nhau, hoặc cười đùa, vô tư bật nhạc ầm ĩ trong văn phòng mặc cho xung quanh đang tập trung làm việc. Nếu đó là giờ nghỉ trưa thư giãn thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu là trong giờ làm việc, bạn sẽ phản ứng thế nào?

4. “Rột rột. Soạt soạt”

 

Dĩ nhiên làm việc suốt tận 8-9 tiếng một ngày thì không phải ai cũng cầm cự đến tận giờ tan làm. Việc ăn uống thường là thói quen được nhiều nhân viên công sở hưởng ứng. Tuy nhiên, hãy lưu ý nếu như xung quanh bạn có những đồng nghiệp không mấy “mặn mà” với chuyện order trà sữa hay đồ ăn vặt. Chuyện ăn uống sẽ dễ dàng được chấp nhận nếu bạn chú ý lựa chọn thời điểm hợp lí. Đừng bày ra ngay bàn làm việc vì có thể tiếng ồn từ việc nhai nhóp nhép, uống rột rột hoặc mùi đồ ăn lan tỏa sẽ ảnh hưởng tới nhiều người xung quanh đấy.

5. “Thế đã lập gia đình chưa?”

Nếu là một F.A lâu năm, bạn sẽ ức chế như thế nào khi bị hỏi một câu riêng tư như thế? Việc rút ngắn khoảng cách giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ góp phần tạo nên sự kết nối ăn ý hơn trong cách làm việc. Nhưng không phải ai cũng thoải mái chia sẻ về cuộc sống cá nhân. Những câu hỏi tiếp cận quá sỗ sàng hoặc thiếu ý tứ sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí ức chế tinh thần. Hãy cố gắng tránh lỗi này để không biến bản thân trở thành kiểu đồng nghiệp thích xâm phạm đời tư của người khác.

6. “Lướt. Lướt và lướt”

 

Không công ty nào quy định việc nhân viên không được sử dụng điện thoại hay mang điện thoại theo khi đi làm. Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế dùng đến nó khi bạn đang trong giờ làm việc, trừ khi thật sự cần thiết. Một kiểu hành xử được đánh giá thiếu tôn trọng người khác đó là nhân viên lướt điện thoại trong buổi brainstorm hoặc trong giờ họp. Cho dù là một buổi họp chán ngắt nhưng nếu có người cứ liên tục nhìn điện thoại thì người đang nói sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Ngược lại, nếu một buổi họp mà người trình bày được mọi ánh mắt để ý đến thì sẽ hiệu quả hơn nhiều lần.

7. “Xin lỗi tôi lại…”

Bạn có phát ngấy lên được khi liên tục phải nghe đồng nghiệp hoặc cấp dưới của mình phạm phải những lỗi nhỏ nhặt? Những chuyện lặt vặt như đi trễ, muộn giờ họp, quên gửi mail,… là những lỗi vô cùng cơ bản. Nếu gặp phải những đồng nghiệp sau khi được nhắc nhở vẫn mắc lỗi như thường, buộc bạn sẽ bắt đầu phải hoài nghi về năng lực và tác phong làm việc của họ. Mọi chuyện sẽ ngày càng tệ hơn nếu những lỗi này không chỉ ảnh hưởng cá nhân mà còn tác động đến hiệu suất làm việc, kết quả chung của một tập thể. Khi đó, đây sẽ là chuyện không còn của riêng ai!

Những hành vi trên tuy nhỏ nhặt nhưng trong mắt những đồng nghiệp nghiêm túc hoặc cấp trên, đây lại là tiêu chí quan trọng để đánh giá một nhân viên. Do đó, hãy cố gắng tránh ngay các lỗi cơ bản này hoặc tìm cách sửa đổi nếu như bạn chính là nhân tố gây ra một trong các kiểu ứng xử ức chế trên nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *