Nêu như thực hiện được những điều này chắc chắn bạn sẽ được lòng sếp
Có thể bạn thường chỉ trình bày với sếp rằng: “Tôi nên làm gì với vấn đề này ạ?”. Để có lợi hơn, bạn nên nói: “Vấn đề X là hiện tại như thế này. Tôi đã nghĩ ra các phương án A, B, C và tôi cho rằng chúng ta có thể áp dụng C bởi… Sếp thấy vậy có ổn không ạ?”
Bạn có muốn cải thiện mối quan hệ với sếp mình không? Được lòng sếp không phải là nịnh bợ hay dùng mánh khóe mà là biết cách làm việc hiệu quả với sếp và biết sếp muốn điều gì ở mình. Sau đây là 12 bí quyết giúp bạn cải thiện mối quan hệ với sếp.
1. Hãy chắc chắn hai người có kỳ vọng giống nhau
Hãy nói với cấp trên về nhưng mục tiêu và ưu tiên bạn trong năm, thành công đối với bạn là thế nào và hãy chắc chắn là họ đồng tình. Bạn cũng nên nói về những thứ mình ít quan tâm hơn. Việc thảo luận thường xuyên và rõ ràng chủ đề này sẽ làm sáng tỏ những mâu thuẫn
2. Chú ý các kiểu câu hỏi của sếp để hiểu hơn về những gì họ quan tâm
Bằng cách chú ý vào điều sếp đang hỏi hoặc lo lắng, bạn có thể biết được thông tin đầy đủ hơn về các loại vấn đề mà họ quan tâm trong tương lai. Ví dụ, bạn có thể để ý việc sếp luôn hỏi về kế hoạch của bạn để chắc rằng công việc được thông suốt. Hay bạn xử lý việc X và Y như thế nào trong khi mọi người đang nghỉ phép. Nếu biết dự đoán và xử lý những điều đó trước khi sếp hỏi đến thì bạn sẽ trở thành nhân viên lý tưởng trong mắt họ.
Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàng, tìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
3. Đơn giản hóa công việc cho sếp
Khi cấp trên giao việc cho bạn, hãy mô tả lại vắn tắt các ý chính với họ, gồm có cách bạn hiểu về kết quả họ mong muốn, thời hạn và những rào cản. Lúc đầu bạn có thể thấy làm vậy hơi ngốc nghếch, nhưng thường xuyên lặp lại cách hiểu của mình về công việc có thể giúp tránh hiểu lầm. Sau đó hãy tập trung vào việc bằng cách liên tục báo cáo, cập nhật thông tin và tạo cơ hội cho sếp phản hồi.
4. Đề xuất giải pháp bất cứ khi nào có thể
Có thể bạn thường chỉ trình bày với sếp rằng: “Tôi nên làm gì với vấn đề này ạ?”. Để có lợi hơn, bạn nên nói: “Vấn đề X là hiện tại như thế này. Tôi đã nghĩ ra các phương án A, B, C và tôi cho rằng chúng ta có thể áp dụng C bởi… Sếp thấy vậy có ổn không ạ?”
5. Chịu trách nhiệm khi phạm sai lầm
Nếu dự án không tiến triển tốt đẹp như dự tính, hãy nói ra trước khi sếp nhắc đến nó. Hãy bắt đầu cuộc đối thoại bằng câu “Tôi ước là tôi đã …” hoặc “Lần sau, tôi sẽ …”. Sếp sẽ ấn tượng cách suy nghĩ và ý thức trách nhiệm của bạn.
6. Tập trung vào điều bạn có thể kiểm soát
Chắc hẳn công việc hoặc sếp bạn có những điều khiến bạn khó chịu mà không thể thay đổi hoặc kiểm soát được. Thay vì tập trung vào những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình thì hãy nghĩ về những gì bạn có thể làm.
7. Giao tiếp theo cách cấp trên muốn
Nếu bạn là một người thường dùng email còn sếp lại thích nói chuyện trực tiếp thì bạn nên chiều theo ý thích của cấp trên. Sẽ chẳng ích gì nếu bạn gửi email dài dòng cho một vị sếp muốn gặp mặt để bàn công việc. Còn nếu sếp thích email hơn thì bạn sẽ làm họ khó chịu nếu cứ liên tục xuất hiện trước văn phòng của họ để nói chuyện. Hãy chú ý đến cách họ giao tiếp rồi làm theo.
8. Lên tiếng khi bạn không hài lòng
Nếu bạn khó chịu về chuyện gì đó, hãy lên tiếng để bàn cách khắc phục. Dĩ nhiên, hãy chọn thời điểm thích hợp để nói với sếp, nghĩ trước xem mình nên truyền đạt thế nào. Giống như việc bạn muốn họ nói thế nào khi họ đề cập đến một vấn đề nhạy cảm đối với bạn vậy.
9. Đừng tự ái
Sẽ có lúc bạn có bất đồng quan điểm với cấp trên. Trong những trường hợp thế này, bạn nên bảo vệ điều bạn tin tưởng. Nếu bạn cho rằng sếp đang phạm sai lầm thì nhiệm vụ của bạn lúc này là phải giải thích lý do. Nhưng nếu cuối cùng sếp vẫn chọn cách khác thì tốt nhất là cứ mặc kệ họ. Đừng tự ái, và hãy kiểm soát cái tôi của mình.
10. Cởi mở lắng nghe phản hồi
Có bất đồng ý kiến cũng không sao, nhưng hãy thể hiện điều đó cho đúng mực. Ví dụ: “Tôi hiểu điều anh nói. Theo quan điểm của tôi thì ….” Và hãy nhớ bạn không phải bị cáo và cấp trên không trông chờ bạn biện hộ. Họ chỉ muốn biết bạn lắng nghe và quan tâm đến lời họ nói.
11. Đừng quên sếp bạn cũng là người bình thường
Sếp bạn là con người, có lúc họ cáu giận, khó chịu hoặc căng thẳng. Có lúc họ thích được khen là mình đã làm tốt công việc. Hãy hiểu rằng nếu bạn nhạy cảm với mối quan hệ này thị họ cũng vậy. Nếu bạn nhận công việc mà họ từng làm thì chắc chắn họ sẽ không vui khi nghe thấy ai đó nói họ giải quyết công việc không tốt bằng bạn. Nói cách khác, hãy tâm lý.
12. Làm việc có tổ chức và hiệu quả
Hãy chinh phục thử thách và đảm bảo rằng sếp không cần phải nhắc đi nhắc lại công việc cho bạn. Hãy tập trung và trở thành người mà họ có thể trông cậy. thông thường khi một người phàn nàn rằng mình bị quản lý sát sao thì có thể suy ra rằng vấn đề nằm ở chỗ họ làm việc không có tổ chức và hiệu quả. Khi giải quyết được vấn đề này thì họ sẽ không bị quản lý như vậy nữa. Bạn sẽ bất ngờ trước chuyện sếp dễ dàng hợp tác với mình hơn nhiều khi bạn làm việc có tổ chức và hiệu quả.
Cùng Danh Mục:
Cùng nhìn qua dự án nghiên cứu các kịch bản của New Orleans trong vùng Châu thổ hạ nguồn sông Missis...
Cùng khám phá những bất ngờ ngọt ngào nào dành tặng 12 con giáp
Những niềm tin chiến thắng đưa bạn tới với thành công
Mơ thấy mình tự tử là báo hiệu điềm xấu?
Làm thế nào để bạn vượt qua giai đoạn bị thất nghiệp dài, cô đơn?
Những bí quyết giúp luôn được hạnh phúc nơi công sở
Leave a Reply