Các dấu hiệu của môi trường làm việc không quan tâm đến nhân viên

Nếu lãnh đạo không dành thời gian phản hồi, hướng dẫn hay hỗ trợ trong công việc để bạn đạt mục tiêu, đây sẽ là mối đe dọa lớn với sự nghiệp của bạn. Nếu họ chỉ quan tâm dự án có hoàn thành hay không mà bỏ qua việc bạn có cải thiện được kỹ năng không, có cảm thấy công việc thách thức không, họ có lẽ không coi trọng thành công của bạn.

Khi công ty không bao giờ lấy ý kiến từ bạn, sếp không tin tưởng hay hỏi thăm cuộc sống cá nhân của bạn, hãy suy nghĩ lại về công việc.

 

 

Cảm thấy bị đánh giá thấp hay không được quan tâm là lý do hàng đầu khiến nhiều người bỏ việc. Lynn Taylor – một chuyên gia về văn hóa công sở cho biết: “Người ta đi làm vì nhiều thứ hơn là lương. Họ muốn cảm thấy đóng góp của mình tạo ra được sự khác biệt. Nếu sếp quan tâm đến sự phát triển và hạnh phúc của họ, họ sẽ cống hiến nhiều hơn.”

Theo các chuyên gia, dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy công ty không quan tâm đến nhân viên:

1. Không bao giờ hỏi ý kiến đóng góp

Nếu sếp bạn không quan tâm đến ý tưởng hoặc ý kiến của bạn, có lẽ họ chẳng mấy quan tâm đến bạn, Michael Kerr – diễn giả về kinh doanh quốc tế, kiêm tác giả cuốn sách “Lợi thế của sự hài hước” cho biết.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

2. Không giúp đỡ, hướng dẫn hay phản hồi

 

Nếu lãnh đạo không dành thời gian phản hồi, hướng dẫn hay hỗ trợ trong công việc để bạn đạt mục tiêu, đây sẽ là mối đe dọa lớn với sự nghiệp của bạn. Nếu họ chỉ quan tâm dự án có hoàn thành hay không mà bỏ qua việc bạn có cải thiện được kỹ năng không, có cảm thấy công việc thách thức không, họ có lẽ không coi trọng thành công của bạn.

Xem Thêm:  Top 6 kinh nghiệm giúp tìm việc mới một cách nhanh chóng trong năm 2019

3. Không được trả lương xứng đáng

Bạn nên suy nghĩ lại nếu bạn đòi nâng lương và biết rằng mình được trả thấp hơn bình thường khi so sánh cùng một vị trí và khu vực, nhưng họ lại từ chối. Thậm chí, kể cả khi yêu cầu họ đánh giá kết quả làm việc của bạn, bạn có thể nhận được câu trả lời rằng nó không cần thiết.

4. Thiếu tin tưởng

Ví dụ, nếu sếp bạn quan tâm đến giấy tờ của bệnh viện chứng minh bạn nghỉ làm đúng là do ốm, thay vì hỏi thăm sức khỏe và hỏi bạn có cần giúp gì không, họ chỉ quan tâm đến bạn như hàng hóa thôi.

5. Từ chối giúp bạn cân bằng cuộc sống – công việc

 

Khi nhận việc, bạn không nghĩ rằng mình sẽ phải làm tới 60 tiếng mỗi ngày. Vì thế, bạn đề xuất giảm thời gian làm việc tại văn phòng, hoặc cân nhắc làm tại nhà. Nếu họ từ chối, Kerr cho rằng đây là tín hiệu họ thực sự không quan tâm đến sức khỏe bạn.

6. Là người cuối cùng biết mọi thông tin quan trọng trong công ty

Nếu bạn cảm thấy mình là người sau cùng được thông báo về những điều quan trọng của công ty, bạn có thể dễ dàng nhận ra mình là người bị loại ra. Nó có thể khiến bạn giảm sút nhuệ khí khi thông tin đó liên quan trực tiếp đến dự án bạn đang làm.

7. Không hào hứng với cuộc sống cá nhân của bạn

Một số lãnh đạo sẽ cố giữ quan hệ trong công ty chỉ xoay quanh công việc, tránh nói hoặc hỏi về chuyện riêng của nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn thấy sếp hỏi đồng nghiệp về cuối tuần, con cái, thú nuôi mà không hỏi bạn, đây không phải tín hiệu tốt.

8. Không cố giữ bạn lại

Khi bạn nói với sếp rằng mình nhận được lời mời từ công ty khác, hoặc bạn đang tìm kiếm các cơ hội khác, họ không hề tỏ ý muốn giữ bạn lại. Hãy coi đây là dấu hiệu cuối cùng để quyết định.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *