Các việc cần làm giúp bạn giảm căng thẳng khi đi phỏng vấn

Bị hỏi những câu hỏi bạn không muốn trả lời: Các nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”, “Lương bạn nhận được tại công ty cũ là bao nhiêu”. Những lúc này, bạn phải tập trung vào những cái tích cực và nói về những bài học mà bạn ghi nhận được từ công việc đó.

Để có một buổi thành công, bạn cần có chiến lược đúng đắn. Những việc cần làm dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi nỗi sợ hãi khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu kỹ về công ty và tập trả lời trước những câu hỏi

Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp trên trang TopResume – Bà Amanda Augustine đã chia sẻ với Business Insider: “Không gì có thể giải tỏa căng thẳng và mang lại sự tự tin bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn trước mắt”.

Bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty, trình tự phỏng vấn, xác định trước những câu hỏi mà công ty ứng tuyển có thể hỏi. Hãy tập trả lời những câu hỏi đó và bạn cần lưu ý: chỉ tập luyện chứ không phải học thuộc.

Chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất

Khi bạn biết mình sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ biết cách chế ngự áp lực và giữ được bình tĩnh một cách tốt nhất.

Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

 

Một vài câu hỏi tình huống khó xử mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn:

Không biết cách trả lời câu hỏi một cách trọn vẹn: Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy bối rối trước câu hỏi của nhà tuyển dụng. Oliver khuyên bạn cần cố gắng bình tĩnh trả lời câu hỏi trong phạm vi hiểu biết của mình và gửi email cảm ơn để bổ sung thêm câu trả lời sau.

Bị hỏi những câu hỏi bạn không muốn trả lời: Các nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”, “Lương bạn nhận được tại công ty cũ là bao nhiêu”. Những lúc này, bạn phải tập trung vào những cái tích cực và nói về những bài học mà bạn ghi nhận được từ công việc đó.

Khảo sát giao thông

Một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn chính là thời gian bạn tới đúng hẹn. Bạn nên tìm hiểu lộ trình đi thuận tiện nhất, hạn chế những nút giao thông có thể gây ách tắc.

Bạn nên xuất phát sớm hơn dự kiến khoảng 30 phút, như vậy bạn sẽ không lo đến muộn trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, việc đến quá sớm có thể khiến bạn phải chờ đợi trong trạng thái lo lắng nên bạn cần cân nhắc thời gian tới trước buổi phỏng vấn 15 phút.

Xem Thêm: Top 5 kinh nghiệm là gia sư cho học sinh tiểu học

Tự động viên bản thân

Bạn hãy tự động viên chính bản thân mình khi đang ở một mình và nó có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tích cực của việc tự chuyện trò một mình. Bạn có thể sử dụng “bạn/cậu” hay chính tên của mình để nói chuyện, hành động này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn.

 

Biến nỗi lo thành động lực hưng phấn

Các nhà khoa học tại Harvard khuyến khích bạn nên vui vẻ điều chỉnh trạng thái của mình. Thay vì cố tỏ ra bình tĩnh, bởi lo lắng và hào hứng đều là những biểu hiện của trạng thái hưng phấn tâm lý.

Nhiều người cảm thấy hưng phấn hơn khi thuyết trình trước đám đông là nhờ vào tâm lý sợ đám đông đã khiến cho bài nói của họ có sức thuyết phục hơn.

Ngừng tưởng tượng điều bạn sắp nói

Một lỗi cơ bản mà nhiều người mắc phải chính là họ chỉ chăm chăm vào điều mình sắp nói sao cho thật thú vị mà không hề để ý tới người đối diện đang chia sẻ điều gì với họ. Cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng sẽ mang lại kết quả nếu bạn không để tâm hồn của mình treo lơ lửng với những suy nghĩ của riêng mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *