BẠN NÊN HỎI GÌ KHI MÀ PHỎNG VẤN CHO VỊ TRÍ VỀ CÔNG NGHỆ?

Tuy nhiên, không ai làm việc đó một mình cả. Vì vậy, điều quan trọng là bạn hiểu về cách các đồng nghiệp tiềm năng trong tương lai của mình giải quyết các loại tình huống này như thế nào.

Bạn đang trong một buổi phỏng vấn việc làm và nó sắp kết thúc. Nhà tuyển dụng lướt qua một số giấy tờ xung quanh và sau đó đưa ra lời gợi ý mà bạn biết chắc chắn nó sẽ đến: “Vậy, bạn có bất cứ câu hỏi nào cho tôi không?”

Bạn biết rằng bạn không thể chỉ ngồi đó và im lặng-bạn cần phải nói điều gì đó để đáp lại. Thêm vào đó, các câu hỏi để lấy thông tin là một cách tuyệt vời để chứng minh sự tham gia của bạn, thể hiện sự quan tâm của bạn trong quá trình tuyển dụng, và xem thử xem vị trí có phù hợp với bạn hay không.

Tất nhiên, vẫn có những sự lựa chọn khác – những thứ như hỏi về văn hoá công ty hoặc những phẩm chất mà công ty đang tìm kiếm ở một ứng viên sáng giá.

Tuy nhiên, khi cố gắng xác định vai trò hoặc vị trí về công nghệ hay một tổ chức cụ thể có phù hợp với tham vọng của bạn hay không, bạn sẽ muốn đào sâu hơn một chút.

Vậy, chính xác thì bạn nên hỏi những gì? 5 câu hỏi sau sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giúp bạn xác định được chắc chắn rằng vị trí đó có thực sự là cơ hội phù hợp với bạn hay không.

1. Cách mà đội ngũ của anh/cô giải quyết một vấn đề nào đó là gì?

Bất kể bạn làm về khâu gì, bạn luôn thừa biết điều này: Nhiệm vụ chủ chốt của bất kỳ công việc về công nghệ nào là tìm giải pháp và câu trả lời cho các vấn đề phức tạp.

Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

Tuy nhiên, không ai làm việc đó một mình cả. Vì vậy, điều quan trọng là bạn hiểu về cách các đồng nghiệp tiềm năng trong tương lai của mình giải quyết các loại tình huống này như thế nào.

Họ có thích ngồi xuống, phân tích tình hình và đưa ra một kế hoạch chi tiết trước khi hành động không? Họ có xem những sai lầm như là kinh nghiệm học tập, hoặc sự cầu toàn?

Mọi người đều có các phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề, nhưng khi đó là trách nhiệm cốt lõi của công việc của bạn, bạn muốn đảm bảo cách giải quyết của riêng bạn sẽ đem lại kết quả tốt.

xem thêm:  Top 5 bí quyết để bạn thấy tự tin hơn khi phỏng vấn xin viêc

2. Vị trí này đã và đang phát triển như thế nào, và nhiệm vụ thay đổi nâng cao như thế nào?

Công nghệ luôn tiến triển và phát triển. Vị trí này cách đây vài năm (nếu nó đã tồn tại!) có lẽ khác xa so với hiện tại – hoặc trong vài năm tới.

Đó là lý do tại sao việc hiểu về lịch sử của vị trí này cũng như nơi công ty nhận thấy công việc này sẽ hướng đến tương lai là điều quan trọng.

Liệu có một mục tiêu lớn hơn – chẳng hạn như một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới – mà nhà tuyển dụng mong muốn vị trí này hướng tới? Họ có muốn người nhận công việc này giúp cải tổ toàn bộ cơ cấu hoặc công nghệ?

Đặt ra câu hỏi này sẽ cho bạn cảm nhận về nguồn gốc và tầm nhìn dài hạn về vai trò đặc biệt này, cũng như những gì bạn có thể mong đợi cho các mục tiêu ngoài công việc hàng ngày. Thêm vào đó, nó cho thấy bạn quan tâm đến việc phát triển của công việc và với công ty.

3. Ngoài kỹ năng chuyên môn, những kỹ năng mềm nào sẽ giúp tôi thành công với vai trò này?

 

Không nghi ngờ gì nữa, bạn cần có đủ trình độ kỹ thuật cần thiết để đáp ứng vị trí này. Tuy nhiên, kỹ năng mềm cũng được coi là quan trọng đối với nhà tuyển dụng.

Liệu họ có cần một người giao tiếp mạnh mẽ có khả năng làm cho các chủ đề phức tạp trở nên dễ thở hơn cho các đối tượng khác nhau? Họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm? Liệu họ có muốn một ứng cử viên có tổ chức cao và có thể xử lý linh hoạt nhiều hạn nộp không?

Hỏi về những năng lực này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về những gì cần thiết để thành công trong công việc – điều này rất hữu ích trong việc xác định xem nó có phù hợp với những gì bạn đưa ra hay không.

4. Công ty làm gì để luôn có sự đổi mới?

Khi bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn chắc chắn sẽ có sự quan tâm cao đối với sự đổi mới. Và bạn có thể muốn làm việc cho một người sếp muốn bạn phá vỡ nguyên tắc và bức phá.

Thật không may, không phải công ty nào cũng thích chuyện đó. Vì vậy, hãy hỏi về những gì họ đã làm để đảm bảo rằng họ luôn nằm ở vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp của họ.

Liệu họ có tổ chức các cuộc thi để giúp nhân viên thử những ý tưởng mới lạ và theo đuổi các dự án hoặc sở thích khác nhau? Họ có chi ngân sách cho các hội nghị, các khóa học, các sự kiện công nghệ và việc phát triển chuyên môn không? Họ có khuyến khích các thành viên trong nhóm làm chủ công việc của họ và tiếp cận các nhà lãnh đạo với những ý tưởng và đề xuất-lớn hay nhỏ?

Điều quan trọng là bạn hiểu rõ công ty đó làm gì để giữ vững vị trí tiên phong.

5. Mọi người thích điều gì về việc làm việc ở đây?

Không có gì ngạc nhiên: Công việc về công nghệ đang rất hot, có nghĩa là các công ty đang cạnh tranh để giành được những tài năng công nghệ hàng đầu. Cũng giống như việc bạn biết bạn cần phải chào bán mình trong một cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng tiềm năng cũng cảm thấy như vậy.

Không có gì sai khi hỏi rõ về điều gì khiến công ty nổi bật – tại sao bạn nên làm việc ở đó mà không phải bất kỳ tổ chức nào khác mà bạn đang cân nhắc?

Có lẽ họ sẽ chủ yếu nhấn mạnh vào sự phát triển chuyên nghiệp. Có lẽ họ có một nền văn hoá tuyệt vời. Có lẽ họ cung cấp cho các tài năng công nghệ của họ với hàng tấn quyền tự chủ và tính linh hoạt.

 

Câu trả lời ở đây thực sự có thể vượt ngoài phạm vi. Tuy nhiên, đó là một câu hỏi quan trọng để yêu cầu tìm hiểu thêm về các giá trị và lợi ích của công ty cũng như cách chúng phù hợp với sở thích và mục tiêu của bạn.

Bạn có thể quen thuộc với những câu hỏi tiêu chuẩn có thể sử dụng trong cuộc phỏng vấn việc làm. Và những người khác có thể hỏi những câu hỏi đó để tìm hiểu thêm về tổng quan công ty.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đào sâu những gì bạn có thể thực sự mong đợi từ một vị trí công nghệ cao đặc biệt, hãy cân nhắc hỏi năm câu hỏi này. Chúng không chỉ sẽ để lại một ấn tượng đáng nhớ và tích cực cho người quản lý tuyển dụng, mà chúng cũng sẽ giúp bạn xác định liệu vị trí đó có phải là bước đi tiếp theo thích hợp cho bạn không.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *