Niềm tin kinh tế Nhật Bản và những sức ép từ Trung Quốc

Báo cáo chỉ số thu mua PMI của được công bố hôm qua đã tăng vượt kỳ vọng lên mức 55,1 trong tháng 3 từ mức 52 trong tháng 2. Kết quả đáng mừng về PMI tiếp tục khẳng định khả năng dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 10% trong năm nay của giới chuyên gia kinh tế sẽ sớm thành hiện thực. Mặt khác, đà tăng trưởng thần tốc của cũng làm dấy lên mối quan ngại nền kinh tế này sẽ đối mặt áp lực lạm phát bùng phát.

Nhu cầu từ thị trường nước ngoài tăng mạnh là nhân tố chủ chốt vực dậy niềm tin vào kinh tế cũng như các . Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để cạnh tranh trước sự vươn lên của Trung Quốc.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
nhat-ban-450-1349141282_480x0.jpg

còn chịu nhiều sức ép. Ảnh: globaltimes.cn

WSJ trích khảo sát niềm tin Tankan do Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) công bố hôm qua cho thấy kết quả của quý một là âm 14 thay vì mức âm 25 trong quý cuối năm 2009. Đây cũng là quý đạt mức cải thiện cao nhất kể từ tháng 9/2008 tới nay. Nhu cầu nước ngoài về hàng hóa của Nhật tăng mạnh là nhân tố chủ chốt vực dậy niềm tin của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước và ảnh hưởng lan tỏa lên niềm tin kinh doanh của hầu hết các công ty tại Nhật.

Khảo sát Tankan còn cho thấy các công ty lớn tại Nhật đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả lợi nhuận tích cực trong năm nay. Các công ty quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 49,3% trong năm nay, so với mức dự báo giảm 21,5% cuối năm ngoái. Trong khi đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất kỳ vọng lợi nhuận tăng 7,1% so với mức giảm 12,8% năm ngoái.

Tuy nhiên, tình trạng giảm phát kinh tế Nhật kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên niềm tin kinh doanh. Các công ty tại Nhật vẫn lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu trong niên độ tài chính 2010 – 2011 (bắt đầu vào ngày 01/04/2010), mặc dù số lượng nhân công bị sa thải trong năm suy thoái vừa qua là không nhỏ. Mức cắt giảm chi tiêu tại các công ty có quy mô lớn được khảo sát Tankan ước tính vào khoảng 0,4% trong năm nay.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Một số chuyên gia phân tích đánh giá BOJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng thêm một thời gian nữa và chưa vội siết chặt hoạt động cho vay tín dụng do bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thực sự khả quan. Mức lãi suất thấp kỷ lục 0,1% được kỳ vọng sẽ không thay đổi cho tới giữa năm nay nhằm hỗ trợ các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và quy mô nhỏ vượt qua khó khăn. Chương trình cho vay kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 0,1% được nhân đôi từ 10 nghìn tỷ yen (107 tỷ USD) lên 20 nghìn tỷ yen (213 tỷ USD) trong tháng qua được kỳ vọng sẽ phát huy tối đa hiệu quả.

Trong tháng 4, BOJ sẽ tổ chức hai cuộc họp quan trọng, một là cuộc họp bàn lãi suất định kỳ vào ngày 7/4 và sau đó là cuộc họp dự báo kinh tế nửa năm một lần vào ngày 30/4.

Bloomberg dẫn nhận định của chuyên gia kinh tế Nhật từ Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley Takehiro Sato cho hay: “Nhu cầu hàng hóa nước ngoài tăng mạnh, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ lèo lái kinh tế Nhật và lợi nhuận thu về sẽ kích thích nhu cầu chi tiêu. Tuy nhiên, có thể các quan chức ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi mức lãi suất và chính sách tín dụng trong cuộc họp bàn lãi suất tuần sau”.

Trong tương quan so sánh kinh tế Nhật – Trung, có thể nhận thấy Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới còn đang loay hoay giải quyết các vấn đề bất ổn nội tại nền kinh tế, trong khi đó Trung Quốc – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á không ngừng vươn lên. Do đó nếu Nhật không thể hoàn thành nhiệm vụ phục hồi tăng trưởng của một nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong năm nay, thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ là đối thủ đầy tiềm lực chiếm giữ vị trí mà Nhật đang nắm giữ.

Sự cải thiện trong khảo sát niềm tin Tankan vẫn bị “bóng đen” thiểu phát đeo bám sẽ kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế Nhật so với Trung Quốc trong giai đoạn kinh tế toàn cầu hồi phục. Xuất khẩu của Nhật vốn được tài trợ mạnh từ nhu cầu của Trung Quốc, nhưng bản thân Trung Quốc đã vươn lên vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới. Sự đối lập trong tăng trưởng kinh tế Nhật – Trung có thể sẽ sớm dẫn dắt Trung Quốc đoạt ngôi vị nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong năm nay.

Báo cáo chỉ số thu mua PMI của Trung Quốc được công bố hôm qua đã tăng vượt kỳ vọng lên mức 55,1 trong tháng 3 từ mức 52 trong tháng 2. Kết quả đáng mừng về PMI tiếp tục khẳng định khả năng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10% trong năm nay của giới chuyên gia kinh tế sẽ sớm thành hiện thực. Mặt khác, đà tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc cũng làm dấy lên mối quan ngại nền kinh tế này sẽ đối mặt áp lực lạm phát bùng phát.

The New York Time dẫn nhận định của một số chuyên gia kinh tế từ Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật sẽ yếu hơn so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Mức tăng trưởng được kỳ vọng chỉ đạt 1% trong năm nay, so với mức giảm 5% năm ngoái.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *