Nếu giữ mãi những thói quen xấu này, đến năm 30 tuổi sự nghiệp của bạn cứ mãi “dậm chân tại chỗ”

Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc gì, hãy tự hỏi rằng đó có phải việc bạn thích không, mục tiêu bạn cần đạt được sau khi hoàn thành nó là gì và bạn có thể đem lại kết quả tốt khi đảm nhận công việc này hay không.

Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại nhưng lại chính là nguyên nhân chủ yếu khiến ước mong thăng tiến trong sự nghiệp của bạn mãi vẫn chẳng thể thực hiện được. Nếu không muốn đến năm 30 tuổi mà vẫn chưa chạm tay đến thành công, hãy thử cân nhắc lại các thói quen dưới đây và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

 

 

Không một ai muốn sự nghiệp của mình bị chùn chân nhưng chẳng hiểu vì sao một số người vẫn gặp phải bước cản trên con đường thăng quan tiến chức. Đôi khi, điều đó lại xuất phát từ chính những thói quen tiêu cực họ nuôi dưỡng mỗi ngày.

        1. Làm tất cả mọi việc nhưng không biết mình thích gì

Ở những bước chập chững đầu tiên khi vào nghề, một số người thường có thói quen thử sức với tất cả mọi việc để biết mình muốn gì và thế mạnh của mình nằm ở đâu. Điều đó chỉ thật sự phù hợp và đúng đắn nếu bạn đang trong giai đoạn đầu và mông lung với sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu như bạn đã thật sự xác định được mục tiêu nghề nghiệp tương lai thì đừng dại gì mà ôm hết mọi thứ vào người. Chúng chỉ khiến bạn mất thời gian vô ích thôi. Ngoài ra, việc đảm đương nhiều thứ nhưng không biết bản thân thật sự làm vì điều gì hay thích gì cũng khiến mọi người lầm tưởng rằng bạn đang giỏi ở mọi mặt. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được yêu cầu làm mọi việc, kể cả những công việc có thể khiến bạn luôn chán nản hoặc trong trạng thái “căng dây cót” áp lực.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc gì, hãy tự hỏi rằng đó có phải việc bạn thích không, mục tiêu bạn cần đạt được sau khi hoàn thành nó là gì và bạn có thể đem lại kết quả tốt khi đảm nhận công việc này hay không.

        2. Luôn hoài nghi về năng lực bản thân

Đây chính là căn bệnh điển hình của những người thiếu tự tin về năng lực của chính mình. Chỉ khi bạn thật sự tin vào khả năng của mình, bạn mới dồn toàn bộ sức lực và phá bỏ mọi giới hạn bản thân để đạt được điều bạn cần. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể làm quản lí, thì cả đời bạn chỉ có thể là nhân viên. Năng lực là điều bạn hoàn toàn có thể trau dồi và rèn luyện qua năm tháng, không nhất thiết phải là kĩ năng trời sinh. Nếu bạn luôn có cảm giác sợ hãi và tự ti, bạn sẽ không bao giờ bước lên được đỉnh cao của sự nghiệp. Ngược lại, khi bạn tin tưởng bản thân, bạn sẽ chủ động để đương đầu mọi thử thách và tạo động lực để bạn phát huy tất cả khả năng của mình. Chỉ cần tự tin là bạn đã thành công 50%.

Xem Thêm:  Top 6 điều mà bạn không nên làm khi mà sa thải nhân viên

        3. Bạn để thời gian trôi qua vô nghĩa

Một trong những kĩ năng quan trọng khiến người lãnh đạo luôn vượt trội hơn một nhân viên bình thường đó là khả năng quản lí thời gian. Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn là một quản lí, bạn phải giám sát toàn bộ công việc của cấp dưới và đồng thời phải dành thời gian để phát triển bản thân. Bạn sẽ làm thế nào? Nếu như trong hiện tại, bạn là kiểu người “nước đến chân mới nhảy” hay “đụng đâu thì làm đấy”, thì ít nhất một lần trong đời bạn đã từng phải vắt chân lên cổ mà đuổi cho kịp deadline hay rối loạn vì công việc thiếu trật tự.

Nếu muốn thành công trước 30, đừng bao giờ khiến bản thân quá bận rộn hay quá rảnh rỗi. Bạn nên cố gắng tạo ra sự cân bằng trong mọi việc. Thời gian làm việc nên cân đối hợp lí với thời gian nghỉ ngơi và thời gian học hỏi các kĩ năng mới. Bạn nên chia nhỏ các quỹ thời gian trong ngày, sắp xếp công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Khi đó, bạn sẽ thấy mọi thứ luôn theo một trật tự ngăn nắp và rõ ràng.

        4. Bằng lòng đứng trong vòng tròn an toàn

“Tôi ổn. Tôi cảm thấy không có lí do gì phải cạnh tranh hay đảm nhận thêm việc này việc kia nữa. Tôi hài lòng với hiện tại.” Tất cả những câu nói trên là bằng chứng cho thấy bạn đang bằng lòng và thỏa hiệp với khu vực an toàn của mình. Bạn luôn lo lắng mọi thứ sẽ diễn ra không như bạn mong muốn. Bạn nghĩ rằng bạn sẽ đánh đổi một điều gì đó để theo đuổi điều chưa chắc cho bạn kết quả tốt là một sự mạo hiểm không đáng có. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn luôn từ chối mọi cơ hội trước mắt và cảm thấy ổn thỏa với hiện tại.

Đừng bao giờ bằng lòng với tất cả những gì bạn đang có. Nếu bạn chấp nhận đứng yên một chỗ thì sự nghiệp của bạn cũng không thể tự thân tiến lên được. Hãy sắp xếp một lộ trình hợp lí để thay đổi bản thân, đặt ra các mục tiêu nhỏ và phấn đấu hết sức để đạt được nó. Có thể không phải lúc nào cũng thành công nhưng ít ra, bạn cũng đã gặt hái được kinh nghiệm hoặc bài học cho chính mình.

        5. Tiêu xài “vung tay quá trán”

Bạn luôn là kiểu đầu tháng tiêu xài như đại gia đến cuối tháng thì lại kêu ca như ăn mày? Bạn thích mua sắm đồ hiệu hoặc không cưỡng lại trước mọi cám dỗ khiến bạn phải “móc ví” mà không cần biết đến ngày mai. Nếu bạn tập cho mình thói quen tiêu xài thỏa thích thì sẽ đến lúc bản thân bạn không đủ khả năng về tài chính nữa, và lúc đó bạn sẽ nghĩ đến chuyện vay mượn dẫn đến nợ nần chồng chất.

Hãy cố gắng để ra một khoản dành dụm cho bản thân mỗi tháng. Sau này, khi bạn muốn tạo lập sự nghiệp riêng, biết đâu đó là lúc bạn thật sự cần dùng đến khoản tiền này. Việc học cách tiết kiệm để chuẩn bị cho tương lai của chính mình luôn là tư duy của những người thành công. Do đó, hãy bắt đầu kiềm chế bản thân và “bỏ ống heo” từ bây giờ bạn nhé.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *