Giữa đám đông, bạn muốn mình làm sói hay làm cừu?

Một khi chấp nhận việc khác biệt, tức là bạn phải chấp nhận góc nhìn “không mấy thiện cảm” lắm từ đồng nghiệp và đôi khi là cấp trên. Những từ khoá mà bạn sẽ thường nghe người khác nhận xét về bạn khi trở nên khác biệt giữa đám đông? Thích chơi trội, ngông cuồng, khó bảo, cứng đầu, khó hợp tác và đau đớn nhất chính là “KHÔNG PHÙ HỢP VỚI VĂN HOÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY”.

Dave Trott – Nhà quảng cáo tài ba của thế kỷ 21 nhận định: “Cái giá của việc làm sói là sự cô đơn. Cái giá của việc làm cừu là sự nhàm chán cô đơn”. Vậy giữa chốn công sở đầy định kiến và chút dư vị của thị phi, đâu sẽ là vai trò của bạn?

 

 

Một là bạn chống lại ý kiến đám đông, hay là bạn hoà tan cùng đám đông?

Công sở giống như 1 xã hội thu nhỏ. Địa vị đẳng cấp và vai vế chính là công cụ giúp bạn có thể tìm được tiếng nói. Trên hết, quyền lực chính vẫn nằm ở trong người nào có mức thu nhập cao hơn cả. Triết lý “Money Talks” chưa bao giờ lệch khỏi trục lý lẽ giao tiếp trong mọi thời đại.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

Đối với những ai bị “thiếu hụt” bất kì nhân tố nào kể trên, họ sẽ thường có 2 hướng giải quyết: Một là chấp nhận gạt bỏ nhân tính vốn có của mình và dần biến mình trở thành 1 phần của dòng chảy suy nghĩ của đám đông. Hai là chấp nhận lối sống của “một chú cừu đen” (A black sheep): Suy nghĩ khác biệt, gìn giữ thiện lương, dù biết những khó khăn và trở ngại vì tính bướng bỉnh của mình, họ vẫn chấp nhận đánh đổi để không bị “hoà tan”.

Xem Thêm:  Top 6 cách để truyền cảm hứng làm việc nhiệt tình cho cấp dưới của bạn

Những nỗi đau không phải ai cũng thấm

Một khi chấp nhận việc khác biệt, tức là bạn phải chấp nhận góc nhìn “không mấy thiện cảm” lắm từ đồng nghiệp và đôi khi là cấp trên. Những từ khoá mà bạn sẽ thường nghe người khác nhận xét về bạn khi trở nên khác biệt giữa đám đông? Thích chơi trội, ngông cuồng, khó bảo, cứng đầu, khó hợp tác và đau đớn nhất chính là “KHÔNG PHÙ HỢP VỚI VĂN HOÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY”.

Cố ý hoặc vô tình, họ sẽ tìm mọi cách để lãng tránh và làm ngơ những đóng góp của bạn. Thậm chí trường hợp xấu hơn, họ sẽ mang những đóng góp của bạn, hoặc là sẽ biến nó thành ý kiến của riêng mình hoặc thay đổi ngôn từ 1 chút để rồi dùng chính “lời bạn nói” chống lại bạn. Đến khi bạn phát hiện ra và muốn bảo vệ ý kiến của mình, cũng là lúc “chiêu bài giấy tờ, email thần chưởng” được đưa ra.

Một khi người khác đã xem bạn là “chú cừu đen” trong mắt họ, thì họ sẽ luôn tìm cách đẩy bạn ra khỏi đàn.

 

Thay vì tìm cách sống khác biệt, tại sao ta không chủ động hoà hợp hơn?

Bản tính con người không bao giờ mất đi. Chúng chỉ chuyển đổi từ hình thái này sang hình thái khác để trở nên hoà hợp với xã hội và cộng đồng hiện hữu. Từ đó suy ra, thay vì bạn phải cố gắng khác biệt với tập thể, “hoà nhập” chính là chìa khoá giúp bạn trở thành một phần của công ty nhưng vẫn không đánh mất bản tính của mình.

Đừng dùng cảm xúc thống trị tính cách của bạn nơi công sở. Hãy dùng lý lẽ, logic và phản biện. Tất cả các yếu tố trên đều dựa trên 1 hệ quy chiếu của những căn cứ, lý luận xác thực. Nói có sách, mách có chứng, mọi thứ đều cần minh bạch rõ ràng và trên tinh thần là hỗ trợ, cường hoá cho nhau.

Bên cạnh đó, tính chủ động cũng là nhân tố quyết định. Thay vì bạn phải chờ đợi mọi cơ hội tại công sở đến với mình, tại sao bạn không thể đi tìm và kiến tạo cơ hội cho riêng mình? Hơn ai hết, những gì bạn đang làm không chỉ hướng cho riêng mình mà còn là cho lợi ích chung của tập thể. Liệu sẽ có ai từ chối một người “khác biệt nhưng không tách biệt” cơ chứ?

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *