Trường nghề mang tên… “tự cứu”

Có rất nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Nếu em không đậu đại học, cao đẳng thì vì em còn con đường nào để đi?”. Hầu hết các cán bộ hướng nghiệp đều “mở lối” cho các em vào trung cấp chuyên nghiệp mà quên hẳn là còn có một hệ thống các . “Điều này cũng dễ hiểu, khi bản thân cán bộ hướng nghiệp cũng không nắm rõ có nào, đào tạo ngành nghề nào thì làm sao định hướng cho các em!” – ông Trần Anh Tuấn than phiền.

Mỗi năm, Trường Trung cấp nghề Tư thục Du lịch Khôi Việt đều mở 4 đợt tuyển sinh vào tháng 4, 7, 9 và 11. “Dù nhà trường đã dùng nhiều hình thức để thu hút học viên như nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm khi ra trường, hỗ trợ học viên liên thông lên cao đẳng nghề, đại học cũng như các trường nghề danh tiếng trên thế giới như Trường Stamford Rafflé Academy (Singapore), Trường Đại học Derby (Anh), Trường Đại học Khách sạn Berjaya (Malaysia)… nhưng vẫn rất khó khăn trong việc chiêu sinh”- ông Hà Kim Vọng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Tư thục Du lịch Khôi Việt, cho biết.


Học viên Trường Trung cấp nghề Du lịch Khôi Việt trong giờ thực hành

 

 1,86 triệu học viên học nghề

Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), hiện cả nước có 123 trường cao đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề và 810 trung tâm dạy nghề. Trong năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống các trường nghề là 1,86 triệu học viên, tăng 6,4% so với năm 2010. Tiêu chí xét tuyển của các trường cao đẳng nghề là tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp THPT, còn các trường trung cấp nghề là xét tuyển dựa theo học bạ THPT và điểm thi THCS. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề có thể liên thông lên đại học.

Càng tuyển càng khó

Tuy chưa cận kề thời điểm khai giảng khóa học nhưng các trường nghề đang đứng ngồi không yên vì lo không tuyển đủ chi tiêu. Hiện Trường Trung cấp nghề Tư thục Du lịch Khôi Việt đang chiêu sinh hệ trung cấp ngành quản trị khách sạn và sẽ khai giảng vào ngày 19-9. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ tuyển sinh được 50 học viên. Trong vài năm trở lại đây, số lượng học viên theo học tại trường ngày càng ít đi. Năm học 2010-2011, nhà trường chiêu sinh được 250 học viên. “Tuyển được bao nhiêu dạy bấy nhiêu chứ chờ cho đến đủ chỉ tiêu chắc không bao giờ khai giảng được”- ông Hà Kim Vọng nói. Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng cũng đang gặp khó khăn trong tuyển sinh. Mặc dù trường đã đến tận các trường THCS, THPT để làm công tác tiếp thị, chiêu sinh nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu cho năm học mới. Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2011-2012 của trường là 870 học viên nhưng nay chỉ mới tuyển được khoảng 500 học viên.

Chung hoàn cảnh là Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng. Ý thức là trường “sinh sau đẻ muộn”, ban giám hiệu luôn tìm đủ mọi hình thức để tuyên truyền, tuyển sinh như gửi công văn đến các cơ sở Hội LHPN, liên kết đào tạo, phát thanh trực tiếp đến từng địa phương, thậm chí đi lên tận Đắk Nông, Đắk Lắk, rồi ra Bình Thuận, Đồng Nai… để hướng nghiệp, chiêu sinh nhưng con số học viên theo học vẫn lèo tèo. “Dự kiến tháng 10, trường sẽ khai giảng các khóa đào tạo may thời trang, quản trị mạng, kế toán doanh nghiệp nhưng đến nay chỉ tuyển được khoảng 50 – 60 học viên” – bà Bùi Thị Minh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng, cho hay.

  •  Những tin tức Viec LamViệc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!

“Trọng thầy khinh thợ”

Dù đã dùng nhiều cách thức để thu hút học sinh đến với trường nghề nhưng các trường vẫn không thể nào tuyển đủ chỉ tiêu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng theo những người làm công tác dạy nghề, cái khó dai dẳng nhất vẫn là tâm lý “trọng thầy khinh thợ” của đa phần phụ huynh cũng như học sinh. Bà Bùi Thị Minh Tâm dẫn chứng: “Khi tôi có dịp trò chuyện với một học viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM thì không khỏi sửng sốt khi em bảo nếu tên trường bỏ chữ “nghề” thì sẽ nghe cực kỳ oai và học viên cực kỳ hãnh diện”. Chính tư tưởng đó đã dẫn đến việc học sinh không mấy mặn mà với các trường nghề. Còn ông Đinh Minh Nghĩa, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, khẳng định nếu xã hội còn nặng về bằng cấp hay phụ huynh, học sinh vẫn còn xem trường nghề là bước đường cùng thì tình trạng trường nghề đìu hiu tuyển sinh sẽ còn tiếp tục diễn ra.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến công tác tuyển sinh trường nghề lao đao là Bộ GD-ĐT cho phép quá nhiều trường đại học mở hệ cao đẳng, trung cấp, đào tạo từ xa, thậm chí là các khóa học ngắn hạn, trong khi cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên không bảo đảm. Chính vì vậy, các trường đại học “vơ vét” mọi đối tượng tuyển sinh, từ học sinh THPT đến THCS, khiến trường nghề đã khó càng khó hơn. “Dù học trung cấp hay chỉ tham gia các khóa học ngắn hạn, học sinh vẫn “chuộng” học ở những trường mang nhãn mác đại học hơn là trường nghề. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nguy cơ sẽ có nhiều trường nghề đóng cửa vì không có học viên”- ông Hà Kim Vọng nhận định.

Bỏ ngỏ hướng nghiệp

Trong khi Bộ GD-ĐT năm nào cũng có chương trình hướng nghiệp quy mô, hoành tráng thì các trường thuộc hệ thống trường nghề (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) lại bỏ ngỏ điều này. Là người từng tham gia hướng nghiệp nhiều năm cho học sinh, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin TPHCM, cho biết không phải học sinh không quan tâm đến trường nghề mà chủ yếu là vì các em thiếu thông tin. Có rất nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Nếu em không đậu đại học, cao đẳng thì vì em còn con đường nào để đi?”. Hầu hết các cán bộ hướng nghiệp đều “mở lối” cho các em vào trung cấp chuyên nghiệp mà quên hẳn là còn có một hệ thống các trường nghề. “Điều này cũng dễ hiểu, khi bản thân cán bộ hướng nghiệp cũng không nắm rõ có trường nghề nào, đào tạo ngành nghề nào thì làm sao định hướng cho các em!” – ông Trần Anh Tuấn than phiền.

Còn ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Hội Dạy nghề TPHCM, cho rằng do hệ thống trường nghề còn quá mới mẻ cộng thêm công tác hướng nghiệp và công tác tiếp thị còn quá yếu dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh ở các trường nghề như hiện nay. Ông Thành nhấn mạnh: “Để thu hút học sinh, các trường nghề cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo viên, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động để bảo đảm việc làm cho học viên… Tuy nhiên, để làm được điều này, nhà trường cần có một chiến lược phát triển cụ thể và lâu dài”.

Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *