Những điều không được bỏ qua trước khi ký hợp đồng lao động

Kỳ nghỉ lễ bắt đầu khi nào. Ví dụ: từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12? Nghĩa là bạn phải điều chỉnh cân bằng giữa kỳ nghỉ và khoảng thời gian làm việc mà bạn phải bỏ ra trong năm đầu tiên bạn bắt đầu công việc.
Có thể hiện giờ bạn đang rất phấn khích vì đã được nhận lời cho công việc mới vô cùng hấp dẫn hoặc đây chính là công việc chính thức đầu tiên trong đời của mình. Bạn nghĩ rằng: Mức lương tương xứng và đây chính là công việc mà mình yêu thích, không cần phải xem hợp đồng gồm những gì? Dừng ngay suy nghĩ đó lại sau khi đọc bài viết này.
 
1. Bạn sẽ đảm nhận vị trí gì? Nhiệm vụ của bạn là gì?
 
Có thể bạn sẽ phản bác lại tôi rằng: Cần gì đọc, đi làm thấy mọi người thế nào thì mình thế nấy! Sếp giao gì thì mình làm thôi!
 
Bạn nên suy nghĩ lại đấy, mục mô tả công việc và nhiệm vụ sẽ xác định phạm vi vai trò chính xác, và những gì mà nhà tuyển dụng của bạn có thể hoặc không thể yêu cầu bạn làm. Việc mô tả công việc càng chi tiết, sếp của bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc yêu cầu bạn phải làm thêm công việc. Bạn nên kiểm tra xem bản mô tả công việc có phản ánh đầy đủ vai trò bạn đang ứng tuyển không và nên thảo luận với phòng nhân sự mục nào mà bạn không thể hay không muốn làm để được xem xét lại. Cũng như kiểm tra xem chức danh công việc có chính xác hay không. Ví dụ như, bạn sẽ không thể nào chấp nhận chỉ làm “Chuyên viên” nếu như bạn ứng tuyển với vai trò là một “Quản lý”.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
 
2. Làm việc ở đâu?
 
Giả sử trong hợp đồng có điều khoản sẽ điều chuyển công tác đến các văn phòng đại diện trực thuộc quản lý của công ty hoặc thậm chí ở nước ngoài khi cần  thiết, và bạn đã ký vào văn bản này  thì sau này việc từ chối di chuyển sau một quãng thời gian làm việc sẽ không được Sếp đồng ý. Nếu làm việc tại nhà, thì trong hợp đồng nên ghi rõ điều này để tránh gây bất lợi về sau cho bạn. Ngoài ra, các khoản thanh toán dự phòng có thể bị ảnh hưởng xấu nếu bạn từ chối làm việc ở một địa điểm mới, sau khi đã ký kết đồng ý trước đó.
 
3. Tiền lương, quyền lợi, tiền thưởng có gì bất ổn không?
 
Hãy đảm bảo rằng tất cả những gì đã được thảo luận trong quá trình trao đổi phải được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng. Chú ý đến các điều khoản thanh toán các lợi ích xã hội khác, chẳng hạn như trợ cấp khác, phương tiện đi lại, bảo hiểm y tế, tiền thưởng và tiền  hoa hồng. Kiểm tra xem tiền thưởng có được thanh toán chính xác hay không. Vì đây là quyền lợi của bạn nên tôi khuyên các bạn nên xem xét thật kỹ mục này.
 
4. Giờ làm việc có phù hợp?
 
Tốt hơn hết, ngay từ đầu bạn nên thảo luận với nhà tuyển dụng nếu không đồng ý với khung giờ làm việc này, tôi tin họ sẽ xử lý linh hoạt nếu bạn đưa ra một lý do đầy thuyết phục. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong ca làm việc hay không, bao gồm cả việc bạn có yêu cầu làm việc vào các ngày cuối tuần hay những buổi tối, và nếu có, thì những ngày nào và trong bao lâu? Đồng thời, hãy kiểm tra xem nếu bạn được yêu cầu “làm việc tất cả các giờ cần thiết mà công việc đòi hỏi”, quyền lợi mà bạn có được là gì. Đừng quên nếu bạn được yêu cầu phải làm thêm giờ, bạn có được thêm một khoảng tiền thưởng hay không?
 
5. Nghỉ lễ
 
Bạn không thể nghỉ vào bất kỳ thời điểm bạn chọn, vì vậy bạn nên trao đổi thêm với Sếp của mình, nếu cần. Bạn nên chú ý đến những điều sau đây:
 
Kỳ nghỉ lễ bắt đầu khi nào. Ví dụ: từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12? Nghĩa là bạn phải điều chỉnh cân bằng giữa kỳ nghỉ và khoảng thời gian làm việc mà bạn phải bỏ ra trong năm đầu tiên bạn bắt đầu công việc.
 
Bạn có được nghỉ lễ vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn như lễ Giáng sinh, Quốc tế lao động…
 
Có thể bạn còn dư ngày nghỉ phép trong năm và bạn có được quyền linh hoạt chuyển nó vào năm sau?
 
6. Điều khoản bảo mật có hợp lý?
 
Với mục đích ngăn ngừa và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa người lao động đã thôi không làm việc và bảo vệ người sử dụng lao động. Và có thể, trong tương lai, bạn sẽ bị cản trở nếu điều khoản này có nhiều bất cập, đặc biệt nếu như bạn bị yêu cầu phải chuyển giao hết tất cả các khách hàng của mình cho nhân sự mới. Đồng thời, trong mục này cũng sẽ yêu cầu bạn không được làm việc cho công ty đối thủ trong một thời gian (khoảng từ 3 đến 6 tháng, và có thể sẽ dài hơn), điều này sẽ hạn chế bạn những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty: đánh cắp khách hàng, ý tưởng, công nghệ sản xuất…
 
Tất cả các khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) mà bạn có được sẽ hiển nhiên được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty, và khi bạn nghỉ việc nó sẽ bắt đầu có tính hiệu lực, trừ khi hợp đồng của bạn nói khác
 
7. Thử việc trong bao lâu?
 
Hãy kiểm tra xem khoảng thời gian thử việc có quá dài hoặc quá ngắn không. Đối với quy định hiện nay, hầu hết các nhân viên có thời gian thử việc khoảng từ một đến ba tháng. Hãy tưởng tượng xem, nếu bạn phải mất một khoảng thời gian dài để học việc sẽ cản trở bạn tiếp nhận một công việc mới, và sẽ không đủ ổn định nếu như khoảng thời gian thử việc của bạn quá ngắn.
 
Đừng thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình, hợp đồng lao động không đơn thuần chỉ là một tờ giấy nhiều chữ. Hãy sáng suốt trước khi đặt bút ký tờ giấy thông hành tại công ty mới!

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *