Dù có nổi giận chốn công sở cũng cần có phong cách!
Cách thức tiếp cận với một người sẽ đẩy bạn đến “điểm sôi” vì thế bạn cần phải hạ nhiệt một chút. Dùng thời gian để tìm ra những suy nghĩ đúng đắn cho một cuộc đối thoại hiệu quả mà không làm bạn “phát hoả”.
Có một nghệ thuật về việc thể hiện sự tức giận ở công sở: Quá nhiều có thể khiến bạn bị sa thải, nhưng không đủ thì sẽ đưa đến các giải pháp cực kỳ bế tắc. Một khi đã bế tắc thì bạn lại càng tức giận hơn và vấn đề phát sinh theo đó càng nặng nề hơn. Tức giận là một cảm xúc rất khó kiểm soát, và có lẽ đây là lý do khiến hầu hết chúng ta cố gắng né tránh không để nó diễn ra trong công việc của mình.
Nhưng cảm giác bực dọc tại nơi làm việc là thực tế không thể tránh khỏi. Rốt cuộc chúng ta vẫn là những con người bình thường, Chỉ là vấn đề thời gian, cho đến khi một đồng nghiệp thân thiết vượt qua ngưỡng giận dữ và sức chịu đựng của bạn. Thay vì cứ “đóng mác” cho tư tưởng chống đối của mình hoặc không cho phép chúng được bùng phát, nên học cách kiềm chế cảm xúc, dẫn dắt sự nóng nảy và dùng cơn giận dữ này như chất xúc tác cho sự thay đổi.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
TRƯỚC KHI “CHUYỆN LỚN” DIỄN RA
Cách thức tiếp cận với một người sẽ đẩy bạn đến “điểm sôi” vì thế bạn cần phải hạ nhiệt một chút. Dùng thời gian để tìm ra những suy nghĩ đúng đắn cho một cuộc đối thoại hiệu quả mà không làm bạn “phát hoả”.
Đồng bệnh tương lân: Hãy níu lấy một người mà bạn tin tưởng và nhờ họ cho lời khuyên xử lý tình huống này. Bằng cách kể họ nghe câu chuyện, người này có thể nắm bắt được sự việc, nghe ngóng tình hình, giúp bạn nhận diện và chỉ ra những thông tin còn thiếu. Thậm chí, họ còn có thể giúp bạn trao đổi với vài đồng nghiệp khác phòng ban. Nhưng nên lưu ý tìm một người trung lập với tình huống, bằng không bạn chỉ đang “đổ thêm dầu vào lửa” vì đã kéo thêm một kẻ nóng nảy vào đám đông giận dữ.
Để thoát ra: Bạn đang muốn đập bàn, lớn tiếng hay xô đổ ghế? Đó là do adrenaline trong bạn điều khiển cảm xúc. Hãy chia nhỏ lượng adrenaline dư thừa này bằng cách tiếp thêm nhiều oxy vào cơ thể: đi bộ nhanh, tập thể dục, hoặc trốn vào phòng họp đóng cửa rồi nhảy múa một mình để giải phóng năng lượng tiêu cực. Thực hiện bất cứ ý tưởng khả thi nào có thể giúp bạn ổn định nhịp tim và giải toả tâm trí.
Xem Thêm: Top 6 cách để bạn có thể cân bằng công việc và cuộc sống khi có một người sếp nghiện công việc
Viết mọi thứ ra(giấy hoặc ghi chú của máy tính đều được). Tất cả các chi tiết liên quan, bao gồm quan điểm của bạn, quan điểm của đối phương, và bất cứ những sự hiểu nhầm hay mâu thuẫn nào mà bạn cho là có thể xảy ra. Định thần lại bằng cách đưa ra phản biện từ cả hai phía. Đọc to nó lên và cố gắng nhìn tình huống với con mắt khách quan – mọi thứ đôi khi không phức tạp như nó có vẻ. Lưu ý quan trọng: Hãy đảm bảo những điều này viết ra chỉ dành riêng cho một mình bạn xem, đừng để lộ ra ngoài trừ phi bạn muốn có thêm người can thiệp vào.
Quyết định mục tiêu cuối cùng. Nếu bạn không làm bất cứ điều gì trước khi gặp “đối tượng” của mình, hãy làm một điều này: Xác định mục tiêu theo cách mà mọi người đều có thể hiểu. Nó có giúp giải quyết tình huống? Có gợi lên sự chú ý đến vấn đề đang được xem xét? Thêm một chút cấu trúc vào nội dung tranh luận có thể giúp nó trở thành cuộc thảo luận có chiến thuật, thay vì phản ứng quá dữ dội.
TRONG SUỐT CUỘC TRÒ CHUYỆN
Hãy chuẩn bị để bản thân luôn sẵn sàng cho phần khó nhất: Kiềm chế cơn giận và tập trung vào mục tiêu. Chúng ta không phải rô bốt, nên sẽ không vấn đề gì nếu mọi thứ trở nên lộn xộn một chút. Nhưng bạn cần giữ sự bình tĩnh và tôn trọng. Nếu cảm thấy mình nổi nóng, rất có thể bạn chỉ đang xem xét vấn đề bằng quan điểm của mình. Hãy thay đổi lăng kính và bắt đầu lại.
Tôi rất buồn. Sử dụng cụm “Tôi muốn nói rằng…” có thể đảm bảo cho bạn một cuộc nói chuyện hữu ích hơn thay vì chỉ đổ lỗi lẫn nhau. Ví dụ: “Tôi rất buồn khi bạn lớn tiếng với tôi trong cuộc họp” sẽ tốt hơn là “Bạn đã hét vào mặt tôi cuối buổi họp, thật là một tên ngốc”. Hãy tập trung vào cảm nhận của mình hơn là tức giận về cảm xúc của đối phương sẽ giúp bạn bày tỏ được rằng hành vi của người đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Mấu chốt trong giai đoạn này là không cho sự giận dữ leo thang.
Tích cực lắng nghe. Khi mải nói, bạn không thể nghe và sẽ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng. Một vài thay đổi trong cách giao tiếp có thể cải thiện hiểu biết của bạn: duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, không ngắt lời hoặc cướp lời, và đặt ra những câu hỏi để làm rõ ý.
Tìm kiếm một giải pháp – cho bây giờ hoặc sau này. Theo sát các mục tiêu và rà soát lại danh sách những điều quan tâm nếu cuộc trò chuyện lan man không chủ đề. Trao đổi tìm giải pháp chứ đừng mải tập trung xác định ai có lỗi. Khi nhận thấy cuộc trò chuyện đang bị luẩn quẩn trong vòng tròn, tốt nhất nên tạm dừng và để sau này tiếp tục. Đặc biệt khi bạn đã thực sự nổi giận.
MẠNH MẼ KẾT THÚC
Nếu đã tìm thấy giải pháp, chúc mừng bạn! Sau vài tuần, nên trực tiếp hoặc bằng email xác nhận lại những điều mà hai bên đã thoả thuận thay đổi và cải tiến. Nếu thực tế vẫn chưa có bất cứ một bước giải quyết nào, mọi thứ hiện tại vẫn ổn thôi. Hãy cảm ơn người đó vì họ đã dành thời gian và chia sẻ quan điểm, tuy nhiên phải thừa nhận rằng bạn đang bị rơi vào trạng thái bế tắc, sau đó kết thúc thảo luận. Đây có lẽ làm lúc phải mời thêm bên thứ ba như sếp quản lý trực tiếp hoặc phòng nhân sự hoặc bộ phận liên quan để tiếp tục trao đổi và chốt lại vấn đề.
Leave a Reply