Chiến lược hay để phát triển thương mại điện tử

 

Nên nhớ, khi mua hàng trực tuyến, người mua không thể nhìn thấy hàng trực tiếp và họ cũng không thể cảm nhận chúng bằng tay, bằng mắt như bên ngoài. Họ hoàn toàn phải dựa vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp trên trang web để ra quyết định mua hàng.

 

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và cạnh tranh ngày càng cao để đứng vững trong lĩnh vực này bạn cần có những chiến lược phát triển cụ thể. Dù mới bước vào hay đã hoạt động được nhiều năm thì bạn cũng nên biết cách vẫn dụng những chiến lược marketing hiệu quả sau đây:

Chiến lược để phát triển thương mại điện tử

1. Tạo các trang nhật ký điện tử (blog)

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử là để bán hàng và tăng trưởng doanh thu. Nhật ký điện tử đang được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này vì nó mang đến những lợi ích sau đây:

Cả kho tàng các câu nói tạo động lực trong cuộc sống, bài học thành công, câu chuyện thành công, những câu trích dẫn hayquote tiếng anh hayquote hay. Hãy đến với chúng tôi và chọn cho mình một danh ngôn cuộc sốngcâu nói haycâu nói ý nghĩa làm kim chỉ nang cho mình

 

  • Cải thiện vị trí xếp hạng của doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm từ các trang tìm kiếm thông tin.
  • Là một kênh tư vấn và hướng dẫn hiệu quả cho khách hàng hiện tại và tương lai.
  • Tạo ra một nơi để doanh nghiệp chia sẻ các thông tin về công ty hay sản phẩm mới. Doanh nghiệp có thể viết một bài viết về các sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực của mình, liên kết với những người mua hàng. Đây là một chiến lược “bán hàng mềm dẻo” (soft selling) rất hiệu quả đối với thương mại điện tử

Chiến lược để phát triển thương mại điện tử

 cải thiện vị trí xếp hạng của doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm từ các trang tìm kiếm thông tin

 2. Tập trung chuyển hóa khách hàng triển vọng thành khách hàng hiện tại

Lượng khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp không có nhiều ý nghĩa, điều quan trọng hơn là có bao nhiêu khách hàng trong số ấy mua hàng của doanh nghiệp.

Khi cải thiện được tỷ lệ chuyển hóa khách hàng (conversion rate), doanh nghiệp sẽ tăng trưởng được doanh thu. Ví dụ sau đây sẽ thể hiện rõ điều này:

  • Nếu có 1.000 khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp và 10 người thực hiện mua hàng thì tỷ lệ chuyển hóa là 1%. Nếu những khách có mua hàng bỏ ra trung bình 100 USD để mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thu được 1.000 USD cho mỗi 1.000 khách hàng ghé thăm trang web của mình.
  • Giả sử doanh nghiệp tìm ra một giải pháp để tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển hóa khách hàng lên 2%. Khi đó, mỗi 1.000 lượt khách hàng truy cập vào trang web sẽ đem lại cho doanh nghiệp một doanh thu 2.000 USD. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp có thể tăng gấp đôi doanh thu mà không phải tăng lưu lượng truy cập.

Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cho rằng cách duy nhất để tăng doanh số bán hàng là tăng lượng truy cập. Đây cũng có thể là một lựa chọn, nhưng nếu tăng được tỷ lệ chuyển hóa khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có thể tăng trưởng doanh thu mạnh hơn nhiều.

3. Thu thập địa chỉ thư điện tử của khách hàng

Tiếp thị bằng thư điện tử (email) vẫn là một trong những cách tốt nhất để tăng trưởng kinh doanh. Nếu một khách hàng nào đó chưa mua hàng của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp vẫn thu thập được địa chỉ email của họ thì doanh nghiệp vẫn nên xem như đã “thắng” thương vụ bước đầu. Dĩ nhiên, nếu một khách hàng vừa mua hàng, vừa để lại địa chỉ email thì doanh nghiệp sẽ “lợi cả đôi đường”.

Chiến lược để phát triển thương mại điện tử

Khi danh sách khách hàng nhận email tiếp thị của doanh nghiệp tăng lên, lượng truy cập vào trang web của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể mà không cần phải lo lắng quá nhiều vào việc đầu tư cho những hình thức quảng cáo, tiếp thị khác để tăng lượng truy cập, ví dụ như PPC (pay-per-click).

4. Làm bạn với truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội không phải là một kênh tiếp thị hiệu quả đối với tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù, đây là kênh tốt nhất để tiếp cận và phát triển khách hàng.

Chẳng hạn, một cửa hàng kinh doanh thời trang phụ nữ trực tuyến có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter.

Những mạng xã hội này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình cũng như doanh thu.

5. Chú trọng chất lượng dịch vụ khách hàng

Các dịch vụ khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp sẽ là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng và phát triển thương mại điện tử.

Một khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực của mình đối với cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp với nhiều khách hàng khác, nhưng những khách hàng không hài lòng còn có thể “truyền miệng” những trải nghiệm tiêu cực của họ đi xa và rộng hơn gấp nhiều lần.

6. Thiết kế lại cửa hàng trực tuyến

Với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, việc thiết kế lại trang web nhằm tạo ra sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thành công. Dù cho tự xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình từ đầu hoặc đang sử dụng những phần mềm thương mại điện tử của các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử hàng đầu trên thị trường, doanh nghiệp cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Khách hàng có dễ dàng truy cập trang web của doanh nghiệp và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần hay không?
  • Phân tích có cho thấy khách hàng thường truy cập vào trang web của doanh nghiệp nhưng sau đó nhanh chóng rời khỏi trang web hay không?
  • Khi so sánh với các trang web của các đối thủ khác vốn đang thành công trong ngành của mình, doanh nghiệp có nhận thấy trang web của mình còn nhiều điểm yếu hay không?

7. Cải thiện chất lượng hình ảnh trên cửa hàng trực tuyến

Một cửa hàng trực tuyến kinh doanh các sản phẩm vật chất sẽ có sức thu hút khách hàng hơn nhờ những hình ảnh chất lượng cao.

Nên nhớ, khi mua hàng trực tuyến, người mua không thể nhìn thấy hàng trực tiếp và họ cũng không thể cảm nhận chúng bằng tay, bằng mắt như bên ngoài. Họ hoàn toàn phải dựa vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp trên trang web để ra quyết định mua hàng.

Với ví dụ cửa hàng kinh doanh thời trang phụ nữ, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng các hình ảnh sau đây về sản phẩm: hình ảnh hàng hóa đang được trưng bày trên các kệ hàng; hình ảnh của những bộ quần áo được treo trên giá và hình ảnh của những bộ quần áo đang được mặc bởi các người mẫu. Trong ba lựa chọn này, hình ảnh thứ ba sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp nhất và có sức thu hút cao nhất.

Tin Tức Giáo dục
Nhân vật Nổi Tiếng
Phong cách Cuộc Sống
Chính Sách – Quản Lý
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *