Phải đổi mặt với sếp khó ưa thì đây chính là bí quyết giúp luôn tỉnh táo và sống sót nơi công sở

Giải pháp:May mắn thay, có rất nhiều cách để tạm biệt nỗi sợ hãi. Nếu như bạn sợ thất bại trong cuộc sống, hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể kiểm soát tốt. Điều này sẽ giúp bạn tạm quên đi những diễn biến mà bạn không thể kiểm soát được – nguyên nhân của nỗi sợ.
Trong môi trường công ty, không khó để chúng ta nhận ra một vị sếp tồi, với các biểu hiện phổ biến như ích kỉ, hay tự ái, độc đoán, hai mặt… Trong thời gian đầu “chung sống” với sếp tồi, phản ứng của hầu hết chúng ta sẽ là cố gắng nhẫn nhịn và bỏ qua những tình huống bực mình. Nhưng bạn không thể cứ mãi nhân nhượng và chịu đựng những tính xấu của sếp vì điều đó sẽ làm bạn tổn thọ.
 
“Bạn luôn có quyền tự chủ, tự quyết và thậm chí là cả trách nhiệm về cách mà bạn đối mặt với áp lực , trong đó có việc bạn phải đối mặt với sự tồn tại của một vị sếp khó chiều”. Tuy nhiên trước áp lực từ sếp, đôi khi chúng ta sẽ gặp chút lúng túng trong cách cư xử sao cho phù hợp và không làm sếp giận dữ. Dưới đây là 5 sai lầm thường khi ứng phó với một sếp tồi và cách khắc phục.
 
1. Sợ hãi và lo lắng
 
Một ông sếp tồi thường đem theo nỗi lo lắng và sợ hãi vào văn phòng và cả cuộc sống của nhân viên. Đó có thể là nỗi sợ bị sếp “ghim”, bị đồng nghiệp cười nhạo hay nỗi sợ sự nghiệp bị hủy hoại, tiêu tán.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
 
Làm việc trong một trạng thái thường xuyên sợ hãi như vậy cực kì có hại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, nỗi lo lắng sẽ làm bạn bị tổn thương và thậm chí là làm mất khả năng ra quyết định của bạn.
 
Giải pháp:May mắn thay, có rất nhiều cách để tạm biệt nỗi sợ hãi. Nếu như bạn sợ thất bại trong cuộc sống, hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể kiểm soát tốt. Điều này sẽ giúp bạn tạm quên đi những diễn biến mà bạn không thể kiểm soát được – nguyên nhân của nỗi sợ.
 
2. Cảm thấy mệt mỏi về tinh thần
 
Các tiếp xúc lâu dài với một ông chủ độc tài có tác động sâu sắc đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Những nỗ lực của bạn để có thể vượt qua những khó dễ mà sếp gây ra từ ngày này sang ngày khác sẽ gây ra rất nhiều mệt mỏi, chán chường.
 
Áp lực hàng ngày này có thể dẫn đến sự mỏi mệt về tinh thần, mà các nhà thần kinh học gọi đó là “sự suy yếu hiệu suất nhận thức và suy giảm động lực để hoàn thành công việc”. Tinh thần mệt mỏi cũng làm cho việc tập trung vào các nhiệm vụ trong ngày của bạn trở nên khó khăn hơn, dẫn đến sụt giảm năng suất và hiệu quả công việc.
 
Giải pháp: Để vượt qua sự mệt mỏi về tinh thần đòi hỏi bạn phải học cách giữ bình tĩnh. Để có được trạng thái này, bạn nên làm những điều khiến bạn cảm thấy tích cực. Đồng thời khi bước ra khỏi nơi làm việc, hãy tạm quên nó đi để tận hưởng cuộc sống.
 
3. Cảm thấy chán nản
 
Phải làm việc chung với một vị sếp độc đoán thật chẳng dễ dàng. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy trì trệ, bế tắc, nhất là khi sếp còn hay “bonus” thêm cho bạn hàng tá công việc không tên. Sự nhàm chán có thể nhanh chóng đánh sập ý chí và động lực làm việc của bạn. Chán nản, cũng giống như mệt mỏi sẽ làm cho bạn ít tập trung vào công việc và làm giảm hiệu suất công việc.
 
Nó cũng có thể là nguyên nhân phá hoại sự nghiệp của bạn. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Montclair State và Đại học Nam Florida, những nhân viên hay cảm thấy chán nản trong công việc có xu hướng hay gặp thất bại trong các nhiệm vụ được giao.
 
Giải pháp:Thay vì xem sự nhàm chán như một trở ngại, hãy sử dụng nó để châm ngòi cho ý tưởng sáng tạo của bạn. Vì khi bạn buồn chán, bộ não của bạn sẽ chuyển sang chế độ mặc định, cho phép kết nối các ý tưởng mới và đặt ra mục tiêu phải “tìm ra những bước đi mới để thay đổi thực tế nhàm chán”.
 
4. Mất ngủ
 
Nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần và đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và hạnh phúc của bạn. Nhưng việc thường xuyên phải đối mặt với sếp tồi khiến cho bạn có thể gặp rắc rối trong việc có được giấc ngủ ngon, thậm chí còn gây ra chứng mất ngủ. Rồi khi bước vào một ngày làm việc tiếp theo, sự thiếu ngủ lại ngăn chúng ta trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
 
Các tác giả đã chỉ ra trong một báo cáo của Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo rằng rõ ràng, quan điểm và óc phán đoán của bạn đều bị ảnh hưởng khi bạn không được ngủ đủ giấc. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm hạn chế khả năng đối mặt và giải quyết những vấn đề phức tạp của bạn.
 
Giải pháp: Khi áp lực công việc khiến bạn phải thức khuya hoặc khó đi vào giấc ngủ, hãy thử đi gặp các chuyên gia để được giúp đỡ. Ngoài ra việc đọc sách, nhẩm đếm số hay tập yoga trước khi đi ngủ đều đem lại kết quả khá tốt.
 
5. Sự cô đơn
 
Con người là những sinh vật xã hội được tạo ra bởi tự nhiên. Chúng ta luôn có nhu cầu được giao tiếp, kết nối với một công đồng người nhất đinh.
 
Nhưng khi làm việc dưới sự điều hành của một ông sếp khó tính, độc đoán, cánh cửa giao tiếp với các đồng nghiệp khác của chúng ta bị đóng sập lại. Sự cô lập xã hội này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, là nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy giảm nhận thức, ngủ không ngon giấc và làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng.
 
Giải pháp: Nuôi dưỡng mối quan hệ nơi làm việc là một yếu tố quan trọng trong việc thăng tiến và phát triển sự nghiệp của bạn. Để có được các mối quan hệ tốt, lời khuyên được đưa ra cho bạn là hãy bày tỏ sự khiêm nhường và lòng biết ơn đối với các đồng nghiệp, đồng thời hãy trở thành một người biết lắng nghe và chia sẻ.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *