Phải định giá đúng bản thân khi làm việc với Head Hunter
Cụ thể con số kỳ vọng bạn sẽ mang tâm trí sáng tỏ khi bàn luận về mức lương. Hiểu rõ mình muốn gì, tại sao và tin vào giá trị bản thân là điều rất quan trọng khi làm việc cùng các chuyên viên tuyển dụng.
Các chuyên viên săn đầu người (Head Hunter) hoặc nhà tuyển dụng ít khi đưa ra mức lương cao nhất ngay lần đề nghị đầu tiên, và ứng viên nào dám thương lượng sẽ có được thu nhập tốt hơn người không làm điều đó. Thường những ai cố gắng đàm phán mức lương cao hơn sẽ được nhìn nhận tích cực hơn, bởi họ đang thể hiện kỹ năng mà công ty muốn tuyển dụng.
1. HIỂU thị trường
Cập nhật xu hướng và tìm hiểu thị trường cũng như đối thủ là chìa khoá quan trọng giúp người tìm việc giữ thế chủ động khi trao đổi về lương với nhà tuyển dụng. Là chuyên gia sành sỏi, các Head Hunter biết phải trả bao nhiêu cho tương xứng với ứng viên giỏi tuỳ thuộc vào mức động năng động của thị trường tại thời điểm tuyển dụng. Vì thế, dù bạn là một trong số nhiều ứng viên hay người duy nhất, cũng cần chuẩn bị kỹ càng!
Muốn hiểu thị trường thì phải dành thời gian nghiên cứu thị trường! Trước khi bước vào vòng thương lượng, hãy đào sâu thông tin liên quan đến công việc bạn đang quan tâm như kỹ năng/kinh nghiệm đòi hỏi đối với từng cấp bậc, tỷ lệ lao động và số lượng công ty hàng đầu, và đặc biệt là thang lương bình quân thị trường của nhóm ngành này. Bạn cần chắc chắn rằng mình đưa ra con số hợp lý so với thực tế thị trường. Có thể tham khảo và đo lường những thông tin này qua các báo cáo uy tín hoặc chuyên trang về lương.
Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàng, tìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
Cũng nên suy nghĩ về những gì bạn muốn nhận được từ công việc. Công bằng trong cả trách nhiệm lẫn thù lao sẽ giúp bạn tự chủ trong suốt buổi phỏng vấn và quy trình thoả thuận lương. Hiểu thị trường, bạn sẽ không đánh mất cơ hội làm việc vì đưa ra đòi hỏi không tưởng hay vô lý, đồng thời biết cách dẫn lý lẽ khi biện luận cho mong muốn có mức lương cao hơn đề nghị.
2. HIỂU giá trị bản thân
Cụ thể con số kỳ vọng bạn sẽ mang tâm trí sáng tỏ khi bàn luận về mức lương. Hiểu rõ mình muốn gì, tại sao và tin vào giá trị bản thân là điều rất quan trọng khi làm việc cùng các chuyên viên tuyển dụng.
Xem Thêm: Top 9 dấu hiệu cho thấy bạn nên cân nhắc nghỉ việc
Dù đâu đó vẫn có những lĩnh vực mà mức lương đưa ra gần như được cố định theo thang bình quân thị trường nên rất ít cơ hội để thay đổi. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn đã được công ty chọn đưa ra đề nghị, nghĩa là họ thích và cần bạn – một người làm việc giỏi chuyên môn, kỹ năng phù hợp – thì chắc chắn bạn đang nắm ưu thế để đàm phán. Thông qua các cuộc nói chuyện hãy giải thích và nhắc nhớ Head Hunter rằng họ sẽ được lợi gì từ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Khi diễn đạt, hãy nhớ tập trung nói về nhu cầu của nhà tuyển dụng, chứ không phải của bạn nhé!
3. HIỂU quy trình tuyển dụng
Nhanh quá cũng không hay mà chậm quá sẽ phản tác dụng, hãy hiểu quy trình để có những bước đi phù hợp. Biết mình nên nói gì ở giai đoạn nào, hành động nhanh chậm theo tình huống ra sao giúp bạn đàm phán thành công!
Bạn được quyền chủ động phát biểu và thắc mắc để đôi bên hiểu nhau hơn. Tuy nhiên cần biết giới hạn khác biệt giữa hỏi và đòi hỏi. Không ai bị loại chỉ vì đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng họ sẽ bị loại khi hỏi không đúng lúc, hoặc đòi hỏi gây mất cảm tình và khiến nhà tuyển dụng thất vọng. Lời khuyên là ứng viên đừng hỏi về lương trước, ngay cuộc gặp đầu tiên. Nó khiến bạn trông có vẻ vội vàng và thực dụng, chỉ chú trọng lợi ích thay vì tìm hiểu tổng thể công việc. Nên kiên nhẫn chờ đến khi nhà tuyển dụng đề cập trước. Đó chính là thời điểm họ cảm thấy đã cơ bản hiểu về khả năng đóng góp, mức độ phù hợp của ứng viên nên tiến tới trao đổi về quyền lợi tương ứng.
Đôi khi sự chần chờ hay phản ứng chậm cũng tác động đến khả năng nhận việc của bạn. Có thể hỏi chuyên viên nhân sự nhằm biết xem ứng viên thường trải qua mấy vòng phỏng vấn, bộ phận nào phụ trách thoả thuận lương, thời gian bao lâu cho mỗi bước… Nắm rõ quy trình và tình huống bạn sẽ không để nhà tuyển dụng chờ đợi mình quá lâu bằng cách nói “tôi sẽ về nhà cân nhắc mức lương mong muốn và trả lời sau 3 ngày”, trong khi họ còn có rất nhiều lựa chọn khác. Hoặc bạn cũng có thể gây chút áp lực để nhà tuyển dụng đẩy nhanh tiến độ ra quyết định bằng cách khéo léo chia sẻ rằng “Hiện tại tôi cũng đang cân nhắc về đề nghị của một bên khác với mức lương xxx”. Và mức lương mà bạn đưa ra phải là mức bạn hài lòng.
4. HIỂU khả năng linh động về lương
Bạn sẽ trả lời thế nào khi nghe hỏi “Anh mong muốn mức lương bao nhiêu?”
Nếu từng chuẩn bị và luyện tập nhiều lần trước ở nhà, lúc này điều đó sẽ phát huy giá trị. Bạn đã hiểu thị trường, hiểu giá trị bản thân và hiểu nhà tuyển dụng, giờ là thời điểm bạn phải hiểu được phạm vi co giãn của ngân sách lương, tức khả năng và mức độ linh động tối đa mà nhà tuyển dụng cho thể chi trả cho bạn.
Tất nhiên, trước khi gặp bạn, công ty đã xác định ngân sách cho vị trí tuyển dụng và biết họ có thể đàm phán trong phạm vi lương tối đa bao nhiêu. Nhưng họ sẽ không nói con số đó ra cho ứng viên, bạn là người duy nhất quyết định xem đây có đúng là cơ hội thích hợp và mình hài lòng với thu nhập bao nhiêu.
Nếu buộc phải đưa ra mức lương, dựa trên tình hình chung thị trường, hãy nói nó nằm trong khoảng nào đó, thay đổi nhiều ít tuỳ thuộc vào chi tiết mô tả công việc! Đừng vội đưa ngay con số cụ thể khi bạn không biết nó có gây thiệt hại cho bản thân vì thấp hơn mức nhà tuyển dụng định trả hoặc nó quá “xa vời” so với ngân sách của doanh nghiệp khiến họ nản lòng. Cố gắng trao đổi nhiều thêm để đo lường và định giá đúng bản thân, cho đến khi nhà tuyển dụng đưa ra mức đề nghị cụ thể. Hãy luôn nhiệt tình, nhẫn nại, lịch sự và chuyên nghiệp trong suốt quá trình thương lượng lương bổng, dù nó có kéo dài hay diễn ra không như mong đợi.
5. HIỂU nhà tuyển dụng là ai (càng nhiều càng tốt)
Nếu bạn có thể tìm hiểu trước về người đàm phán lương với mình thì rất tốt. Biết một chút về lịch sử làm việc và những mối quan tâm của họ có thể hỗ trợ bạn trong việc xác định phong cách trò chuyện và xu hướng ra quyết định. Hãy tìm thông tin đó với sự hỗ trợ của internet và các phương tiện truyền thông xã hội!
Giao tiếp với Head Hunter bằng ngôn ngữ và thái độ “đôi bên cùng thắng”. Nếu bạn quá vồ vập sẽ tạo áp lực lên người đối diện, nhiều khả năng họ thấy khó chịu và bất an. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn ít quan tâm đến công việc mà chỉ tập trung vào tiền. Còn nếu bạn quá thờ ơ kiểu như “sao cũng được” hoặc ngây ngô trả lời “em không biết” thì cũng khiến nhà tuyển dụng phân vân. Công ty muốn tối ưu ngân sách nên chi phí thấp là rất tốt, nhưng họ cũng sẽ hoài nghi về năng lực và ngại chọn một ứng viên không biết định giá bản thân (đặc biệt là các vị trí có cấp bậc cao nhất định).
Leave a Reply