NÊN NẮM BẮT CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐẾN VỚI MÌNH HAY TIẾP TỤC LÀM CÔNG VIỆC HIỆN TẠI
Hãy cực kỳ kỹ lưỡng trong việc đánh giá tất cả các yếu tố của lời đề nghị làm việc. Ngoài mức lương cơ bản của bạn còn có các đặc quyền như các bữa ăn miễn phí, các ngày nghỉ và các tài khoản trước thuế. Những điều nhỏ nhặt này có vẻ không đáng kể, nhưng nó là 1 con số khổng lồ theo thời gian.
Cho dù bạn theo đuổi công việc mơ ước đó, cảm thấy mông lung sau hai năm làm việc, hoặc đang rèn luyện kĩ năng phỏng vấn cho thật tốt, thì tìm kiếm công việc đã trở thành phản xạ của bất cứ ai — ngay cả khi bạn yêu thích công việc hiện tại của mình.
Khi đứng trước tình huống này, bạn có thể thấy rất tuyệt nhưng lại cực kì khó khăn khi phải đưa ra quyết định giữa cơ hội làm việc hấp dẫn và công việc hiện tại của bạn – mà bạn thực sự thích.
Trước tiên, bạn phải nhận ra mình có rất nhiều lợi thế. Bạn có hai lựa chọn tuyệt vời trước mặt và quyết định lựa chọn là của bạn.
Dưới đây là 5 tiêu chí bạn nên xem xét để đánh giá các lựa chọn của mình và đưa ra quyết định đúng đắn:
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
1. Mức lương và quyền lợi
Tiền là chắc chắn không phải là mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của bạn, nhưng bạn cần phải trung thực với bản thân về cách sống mà bạn muốn duy trì lâu dài.
Hãy cực kỳ kỹ lưỡng trong việc đánh giá tất cả các yếu tố của lời đề nghị làm việc. Ngoài mức lương cơ bản của bạn còn có các đặc quyền như các bữa ăn miễn phí, các ngày nghỉ và các tài khoản trước thuế. Những điều nhỏ nhặt này có vẻ không đáng kể, nhưng nó là 1 con số khổng lồ theo thời gian.
Cái bẫy mà tôi thấy nhiều người thường mắc phải là đổi việc vì lương cao hơn. Nếu bạn phải đi làm không công 1 thời gian, yêu cầu di chuyển hoặc đi làm xa hơn hoặc phải làm việc gấp đôi để chứng minh bản thân, thì cũng như không.
Xem Thêm: Top 5 điều không nên nói dối trong CV nếu không muốn hối hận
2. Học tập và phát triển
Nhiều người không rời bỏ công việc của họ bởi vì họ công việc đó hoặc vì họ muốn kiếm nhiều tiền hơn, mà là vì chán nản.
Khi ngày nào bạn cũng cảm thấy như “deja vu” và bạn không học được bất kì điều gì mới, đây có thể là thời gian cho một sự thay đổi. Đối với nhiều người, điều này có nghĩa là tìm kiếm một công việc mới; tuy nhiên, không phải vậy.
Một cuộc trò chuyện thẳng thắn với người quản lý của bạn có thể giúp bạn tìm thấy cơ hội cho sự tăng trưởng. Ví dụ, một trong những điều tôi đánh giá cao nhất khi làm việc tại LinkedIn là nhiều nhân viên được khuyến khích suy nghĩ về các động thái bên (chẳng hạn như vị trí trong bộ máy nhân viên nội bộ) một cách nghiêm túc như các cơ hội thăng tiến. Thường thì những hành động này sẽ dẫn đến những sự đột phá trong sự nghiệp vài năm sau đó.
Điều quan trọng là bạn phải có kế hoạch nghề nghiệp, ngay cả khi nó thay đổi. Bạn muốn ở đâu sau 10 năm, và các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp bạn đạt được điều gì? Khi bạn biết điều đó, bạn có thể xác định cái nào có hướng đi dễ dàng hơn để đạt được các mục tiêu đó.
3. Cơ hội thăng tiến
Nắm bắt cơ hội mới rất dễ, nhưng nếu công việc mới không mang lại cho bạn cơ hội để thăng tiến, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự bây giờ.
Bạn có thể hiểu rất rõ về giám đốc hiện tại, nhưng nếu không, hãy nói chuyện với những ai đang làm ở các vị trí bạn mong muốn trong hai, năm, và 10 năm tới.
Đối với công ty mới, hãy nói chuyện với ít nhất ba nhân viên cơ hữu và cựu nhân viên để có được góc nhìn toàn diện. Tìm hiểu xem người quản lý của bạn và người quản lý của họ có phải là những người sẽ ủng hộ bạn và đấu tranh cho thành công của bạn hay không.
Và, tận dụng lợi thế của LinkedIn để dõi theo con đường sự nghiệp. Nếu bạn thấy có những nhân viên làm 1 vị trí trong ba năm sau đó rời khỏi công ty, đó là cảm báo xấu.
4. Mục đích và sự phù hợp văn hóa
Để là chính mình và thể hiện thật chuyên nghiệp, bạn cần một công việc mà bạn có đam mê và trở thành một phần của một nền văn hóa nơi bạn cảm thấy thoải mái khi mang toàn bộ bản thân mình đến nơi làm việc.
Tôi đã thấy rằng các nền văn hóa và giá trị được thể hiện tốt nhất ở những điều nhỏ nhất. Phong cách ăn mặc của công ty, cách gởi email, chính sách khách hàng hoặc âm lượng khi giao tiếp, có thể là kim chỉ đường xem liệu văn hóa công ty có phù hợp với bạn hay không.
Cách tốt nhất để đánh giá điều này là viết hoặc vẽ ra môi trường làm việc lý tưởng của bạn. Từ đó, hãy chia nhỏ nó bằng cách xác định các định những điều phải có, và những yếu tố không quan trọng. Sau đó, sử dụng điều này để so sánh và đối chiếu việc làm hiện tại của bạn với lời đề nghị mới.
5. Cuộc sống của bạn bên ngoài công việc
Trong khi việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một chuyện mà ai cũng phải làm, điều quan trọng là phải có cái nhìn tổng thể về mục tiêu của bạn.
Có điều gì khác quan trọng với bạn không? Cho dù đó là sức khỏe và thể lực, mối quan hệ, sở thích, bạn viết nó ra, điều quan trọng là phải suy nghĩ về cách công việc phù hợp với bạn.
Vai trò hiện tại của bạn có cung cấp đủ thời gian và không gian cho những điều quan trọng với bạn không? Nếu không, bạn có thể cải thiện việc đó, hoặc là một công việc mới sẽ là giải pháp tốt nhất?
Một lần nữa, quan trọng là các chi tiết. Đừng quên suy nghĩ về thời gian đi lại, thời gian dành cho sở thích của bạn và thời gian để chứng minh năng bản thân với một nhóm người mới.
Bí quyết là hoàn toàn trung thực với chính bạn. Thật dễ dàng để bị thuyết phục bởi những gì bạn nên làm hoặc những gì mọi người mong đợi bạn làm. Thay vào đó, hãy xem xét những yếu tố nào quan trọng nhất đối với bạn và sử dụng điều đó để tối ưu hóa quyết định của bạn. Nếu bạn dành thời gian và tận tâm cho việc đó, bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn.
Leave a Reply