Cùng nhìn qua dự án nghiên cứu các kịch bản của New Orleans trong vùng Châu thổ hạ nguồn sông Mississipi

Ảnh hưởng lớn của bão Katrina [1] lên hệ thống hạ tầng chống bão do các Kỹ sư Quân đội của thành phố thiết kế trước đó là một cảnh báo đối với các vùng đồng bằng đã được đô thị hóa trên toàn thế giới về việc cần ứng phó một cách thỏa đáng trước những thách thức về nước do biến đổi khí hậu có thể gây ra. Nghiên cứu điểm này xem xét các bài học của New Orleans trong 2 phần:

Photograph: CAROLYN COLE / LOS ANGELES TIMES
 

Với vị trí ở Đồng bằng sông Mississipi, thành phố New Orleans được đặc trưng bởi cảnh quan nước phong phú, với những cơ hội lớn về thương mại, đô thị hóa và công nghiệp hóa, cũng như những nguy cơ lớn về môi trường – như trận lụt lịch sử do bão Katrina vào mùa hè năm 2005 (và những thiệt hại đối với môi trường sống và hệ sinh thái ven bờ do tràn dầu vào năm 2010).

Ảnh hưởng lớn của bão Katrina [1] lên hệ thống hạ tầng chống bão do các Kỹ sư Quân đội của thành phố thiết kế trước đó là một cảnh báo đối với các vùng đồng bằng đã được đô thị hóa trên toàn thế giới về việc cần ứng phó một cách thỏa đáng trước những thách thức về nước do biến đổi khí hậu có thể gây ra. Nghiên cứu điểm này xem xét các bài học của New Orleans trong 2 phần: 

–       Thứ nhất, một phân tích đô thị/lãnh thổ minh họa làm thế nào việc thể hiện bằng biểu đồ và bản đồ một cách sáng tạo có thể cho thấy những hình ảnh khác nhau của thành phố trong mối quan hệ với môi trường đồng bằng.

–       Thứ hai, nghiên cứu điểm cũng nhấn mạnh một số những chiến lược sau thiên tai sau cơn bão Katrina.

“Các chiến lược cho một Thành phố trên nền đất mềm” [2] là kết quả của một xưởng thiết kế đô thị thực hiện vào năm 2004-2005 tại Trường Sau đại học về Thiết kế Havard, với sự hỗ trợ của Trường Tulane. Mặc dù nó được thực hiện trước sự kiện bão Katrina, nhận định của xưởng thiết kế đã được dựa trên giả thuyết là cấu trúc hạ tầng hiện tại không còn phù hợp nữa. Một hệ thống đê, đập tràn và bơm – theo thời gian – đã tạo ra một sự tin tưởng quá mức vào cơ chế kỹ thuật này và cho phép thành phố tăng trưởng mà không xem xét đến văn hóa đô thị cũng như điều kiện địa lý của khu vực. Do đó, mục tiêu của xưởng thiết kế là tìm ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu thích nghi của các thành tố nhân tạo của thành phố với những sự biến động không ngừng của môi trường tự nhiên. Nghiên cứu điểm này nhấn mạnh vào cách tiếp cận dựa trên lược đồ, cho phép hình hành một loạt các kịch bản làm cơ sở để xác định các tầm nhìn và các chiến lược thiết kế.

Khi cơn bão Katrina đổ vào New Orleans, tháng 8 năm 2005, hạ tầng chống lũ lụt đã không có tác dụng và 80% thành phố bị ngập lụt, dẫn đến việc phải sơ tán 1,3 triệu người và 1.800 người thiệt mạng (Morris và Waggonner 2009:13). Mặc dù thành phố vẫn tập trung vào các chiến lược sơ tán và các kỹ thuật phòng chống ngập lụt, các cách tiếp cận thay thế bắt đầu xuất hiện – đặt ra câu hỏi về tính bền vững của các giải pháp thông thường khi đối phó với biến đổi khí hậu. Các hội thảo “Đối thoại của Hà Lan” sẽ được nhấn mạnh như một ví dụ trong việc tìm kiếm các chiến lược thỏa đáng.

Xưởng Thiết kê đô thị “New Orleans: Tái thiết kế một mảnh đất dễ bị tổn thương” (Havard GSD 2004-2005) đã không đưa ra một quy hoạch cho việc tái xây dựng lại thành phố, mà tạo ra một loạt các phân tích bằng lời và bằng lược đồ, thảo luận về quá trình New Orleans phát triển đến mức độ hiện tại, và đưa ra những đề xuất cho việc tái phát triển. Bắt đầu từ quan điểm lập các bản đồ khái niệm, xưởng thiết kế cố gắng thiết lập một “tiểu sử tự thuật” về thành phố. Một loạt các bản đồ phân tích diễn giải những lớp hạ tầng khác nhau và vị trí trên lãnh thổ, thể hiện những tiềm năng còn tiềm ẩn, phát hiện những động lực mới và đề xuất những sự kết hợp/tái kết hợp nhằm đưa ra một phương thức mới thống nhất về mặt địa hình. Việc xác định các lực khác nhau và các cơ chế (địa lý, thủy văn, môi trường, hạ tầng và đô thị) trong việc hình thành nên địa hình là một phần cốt yếu trong kịch bản thay thế này của New Orleans. Các bản đồ không chỉ mang tính miêu tả, mà cố gắng thể hiện những cái nhìn mới, gợi ý cho những cách hiểu khác nhau và những mối quan hệ tiềm năng. Sự diễn đạt bằng lược đồ trong nghiên cứu này là hữu ích theo nhiều cách. Nghiên cứu điểm này nhấn mạnh ba nhân tố: (1) việc nhấn mạnh vào các mặt cắt ngang (lãnh thổ), (2) tầm quan trọng của thời gian trong điều kiện một vùng đồng bằng năng động, và (3) việc diễn giải các dạng thức lãnh thổ và cấu trúc đô thị khác nhau.

Tiểu sử của thành phố:

Nghiên cứu tạo ra một “tiểu sử” cho New Orleans. Dựa trên phân tích sâu về các bản đồ lịch sử và các tài liệu, nó diễn giải về điều kiện nền đất của New Orleans và một loạt các lớp hạ tầng. Những biểu đồ khác nhau được khái niệm hóa như các thành tố liên tục của một khung đô thị nhằm cung cấp một điểm tham khảo cho việc gợi mở một chương mới trong lịch sử của thành phố.

1] Cách tiếp cận mặt cắt:

Một phân tích mặt cắt ngang của lãnh thổ New Orleans như một loạt các địa hình liên tiếp giúp diễn tả ý niệm kép truyền thống về dòng sông và thành phố. Cũng như vậy, việc trình bày sự phân bố sử dụng đất trên các mặt cắt nhấn mạnh tầm quan trọng của những sự khác biệt về mặt địa hình (tối thiểu). Các mặt cắt thể hiện làm thế nào sự khác biệt trên từng centimet thể hiện những khu vực có thể bị ngập lụt và những khu vực khô, ảnh hưởng đến các mô hình định cư, lý giải về vị trí của hạ tầng, và giảm thiểu những áp lực về phát triển.

2] Kích thước tạm thời:

Làm việc trong bối cảnh biến động của vùng đồng bằng châu thổ đòi hỏi phải vượt lên sự thể hiện cứng nhắc và hướng đến sự linh hoạt. Các bản đồ bên trên thể hiện kích thước tạm thời của cơ sở vật chất, bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn phát triển (hình thành đồng bằng hoặc hướng của những khúc sông) và bằng việc thể hiện quy trình đằng sau sự hình thành của nó (sự phân bố rời rạc của những mảnh đất nông nghiệp).

3] Cách tiếp cận scanning (quét chụp):

Cách tiếp cận này bao gồm những lý giải liên tục về các lớp khác nhau (tự nhiên, hạ tầng, đô thị) trên cùng một lãnh thổ và sự phân loại thành các nhóm định hướng chính. Các nhóm véc tơ đô thị thể hiện những vùng liên tục và ngắt quãng về mặt chương trình và không gian trong mối liên hệ với dòng sông.

Đối phó của New Orleans sau bão Katrina là việc kết hợp ba cách tiếp cận để chuẩn bị cho thành phố và cư dân ở đây trước những thiên tai tương tự trong tương lai: (1) thiết lập một hạ tầng vành đai phòng chống ngập lụt ở cấp thành phố (2) cải thiện quá trình sơ tán và thúc đẩy việc tổng sơ tán trong suốt sự kiện bão, (3) khuyến khích các chủ hộ xây dựng lại những cấu trúc có thể chống chịu được những lực đẩy từ thiên nhiên trong trường hợp đê điều không còn tác dụng (Hill 2009:32). Tất cả những chiến lược này, tuy nhiên, có vẻ như không đủ đề đưa ra một giải pháp hiệu quả trong dài hạn. Đối mặt với mực nước biển dâng và việc liên tục thu hẹp đất đai, tính khả thi và hiệu quả của hệ thống phòng chống ngập lụt bị giới hạn một cách nghiệm trọng bởi các hạn chế về kinh tế và kỹ thuật.

Do đó, một trong các vấn đề chính cần quan tâm là làm thế nào để hệ thống quản lý nước (hệ thống kè, các cống thoát nước ngầm, mương, trạm bơm, đê điều) kết nối với thành phố. Câu hỏi này là đề tài trung tâm của Hội thảo “Đối thoại Hà Lan” (2008) – một diễn đàn giữa các kỹ sư, nhà thiết kế đô thị, các kiến trúc sư cảnh quan, các nhà quy hoạch đô thị và các chuyên gia về đất/thủy văn từ Louisiana và Hà Lan. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về mặt địa lý giữa đồng bằng sông Mississipi và đồng bằng Hà Lan, người ta tin rằng cách tiếp cận của người Hà Lan đối với quản lý nước và phát triển đô thị cũng như chính sách gần đây của họ “sống chung với nước” có thể là cơ sở cho những chiến lược thay thế ở New Orleans (Morris & Waggonner 2009:13).

Các nhóm trong hội thảo đa ngành đã khám phá những cơ hội cho một thiết kế đô thị nước mới cho New Orleans ở những quy mô khác nhau, từ vùng thành phố lớn cho đến khu dân cư. Các đề xuất nhằm mục đích tăng tính an toàn, đồng thời tạo ra một môi trường đô thị có chất lượng. Một trong những thách thức lớn nhất được xác định và giải quyết là nhu cầu trữ nước mưa nhiều hơn. Đối với một số các mương của thành phố đã bị lấp trong thế kỷ vừa rồi, đề xuất tái tạo lại các mương này và chuyển đổi chúng thành những không gian đô thị hấp dẫn. Các mương mới có thể mở rộng mạng lưới thoát nước và cung cấp một nhân tố cấu trúc trong đô thị. Các mặt nước như hồ, ao và đầm lầy có thể được lồng ghép vào trong quy hoạch phát triển không gian để trữ nước nhiều hơn và trở thành nơi thực hiện một loạt các chương trình phát triển đô thị. Bên cạnh đó, một số khu vực công viên có thể nhân đôi khả năng trữ nước vào những tháng mùa mưa và trong các cơn bão. Hội thảo “Đối thoại Hà Lan” đã khơi nguồn cho những tầm nhìn và ý tưởng cho New Orleans từ những bài học của các thành phố khác đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu.

Chuyển đổi hệ thống thoát nước biệt lập: Việc lắp ghép một trạm bơm có chức năng kép ở cuối Mương Đại lộ London (gần Hồ Pontchartrain) có thể cho phép phá bỏ những bức tường bê tông chống lụt đang chia cắt con mương khỏi khu dân cư Gentilly. Khi đó, con mương có
thể được tái lồng ghép vào địa hình của khu dân cư và tạo ra những không gian hấp dẫn ven mặt nước.

Xem xét lại các hệ thống nước đô thị – Hệ thống cấp thoát nước ngầm hiện tại (tạo ra rò rỉ và cản trở việc quản lý mực nước ngầm) được đề xuất thay thế bới một hệ thống hở, tiên tiến và năng động hơn. Tại các khu vực thấp của thành phố, có thể tái tạo lại các con mương với hệ thống nước tuần hoàn.

Bài học kinh nghiệm:

Việc thể hiện theo lớp lãnh thổ vùng đồng bằng theo thời gian để dự báo tương lai là một quy trình thiết kế có thể áp dụng cho nhiều nơi, bao gồm cả Việt Nam. Việc tìm hiểu các điều kiện động lực của một lãnh thổ như vậy là rất cần thiết để hình dung ra những sự can thiệp có hiệu quả với những lực của thiên nhiên và nước (để đối phó với những lực này). Cách tiếp cận đương đại của người Hà Lan “sống chung với nước” là bài học cho các vùng đồng bằng trên toàn thế giới. Đồng thời, các giá trị về văn hóa xã hội của cảnh quan đồng bằng, cũng như các phương tiện về kinhtế kỹ thuật khác nhau để giải quyết vấn đề không thể chỉ được sao chép một cách máy móc từ bối cảnh này sang bối cảnh khác. Một số những chiến lược thiết kế cũng có liên quan đến bối cảnh Việt Nam: nhận thức về việc phải trữ nước mưa, khả năng tái tạo lại các kênh mương đã bị lấp và sử dụng chúng như những không gian đô thị có giá trị, cơ hội lồng ghép các hồ, ao và đầm vào trong cấu trúc đô thị và sử dụng một số công viên như những khu vực chứa nước theo mùa.

Chú thích:

[1]Bão Katrina: là một cơn bão mạnh đã tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ và đã trở thành thiên tai kinh khủng và tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ trận động đất tại San Francisco năm 1906 đến nay. Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm tiểu bang Louisiana (nhất là vùng New Orleans), miền nam và trung Mississippi, nam Alabama, vùng tây cán xoong Florida, miền nam Florida, và nhiều khu vực về phía bắc. Trong mùa bão ở Đại Tây Dương năm 2005 nó là bão thứ 11 được đặt tên, gió xoáy nhiệt đới thứ 4 và cơn bão quan trọng thứ 3. Vì áp suất khí quyển ở tâm là 918 mb thủy ngân khi vào đất liền tại Louisiana, nó là bão mạnh thứ ba đổ xuống Hoa Kỳ đã được ghi chép trong lịch sử. Giới chức trách xác nhận có 207 người thiệt mạng tuy nhiên thị trưởng New Orleans, ông Ray Nagin ước đoán con số tử vong có thể lên đến hàng ngàn người. Hai con đê ở New Orleans vỡ với hậu quả là 80% thành phố bị lụt; có khu phố nước dâng cao đến 7,6 mét. Các chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì trận bão. Năm triệu người bị cúp điện trong vùng Vịnh Mexico và phải mất đến hai tháng dịch vụ điện mới được phục toàn. Tính đến năm 2005, bão Katrina là cơn bão gây nhiều tử thương nhất ở Hoa Kỳ kể từ trận bão Camille. Bão Camille năm 1969 đã làm 256 người bị thiệt mạng. Trước đó, bão Audrey năm 1957 giữ kỷ lục tàn phá, giết chết 390 người và 160 người bị mất tích. Nhiều người kết luận bão Katrina là một thiên tai tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến năm 2005.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *